FOB là một trong những điều kiện rất thường xuyên gặp trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Nếu bạn là một nhân viên làm ngành xuất nhập khẩu, logistics thì việc hiểu điều kiện và nắm rõ các điều kiện này là điều bắt buộc. Vậy FOB là gì? Trách nhiệm của người bán và người mua trong hợp đồng FOB như thế nào? Cùng SEC Warehouse giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính của bài viết
1. Khái niệm về điều kiện FOB là gì?
FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board dịch ra tiếng có nghĩa là miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi hay còn gọi là Giao hàng trên tàu. FOB thực chất là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế. Nó được thể hiện nằm trong điều khoản của Incoterms. Nội dung điều khoản quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp.
Điều kiện FOB chỉ được sử dụng cho vận tải biển hoặc đường thủy nội địa khi mà các bên giao hàng bằng việc đặt chúng lên trên tàu được chỉ định. Nếu các bên tham gia muốn giao hàng trên tàu thì điều kiện FOB mới được áp dụng.
2. Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB:
2.1 Trách nhiệm của người mua trong hợp đồng FOB.
- Người mua phải thanh toán tiền nhận hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.
- Người mua có trách nhiệm chuẩn bị giấy phép xuất khẩu. Đồng thời, hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định pháp luật hiện hành. Nhằm mục đích đảm bảo rằng lô hàng được phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của họ.
- Người mua có trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng từ cảng đi chỉ định đến cảng đến cuối cùng, đó có thể là kho nội địa hoặc là cảng dỡ hàng, tuỳ vào thoả thuận 2 bên. Người mua không bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm nếu họ không muốn.
- Người mua nhận những rủi ro được chuyển giao từ bên người bán sau khi hàng được đưa qua lan can tàu. Rủi ro này bao gồm cả mất mát trong quá trình vận chuyển.
- Người mua, họ sẽ nhận hàng thuộc quyền sở hữu của mình ngay sau khi lô hàng đã được bốc lên tại cảng đến.
- Người mua cần thông báo hàng đã được chất lên tàu, cần cung cấp thông tin về tên tàu, cảng chỉ định.
- Người mua sẽ phải cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng hoá cho người bán, phổ biến nhất chính là vận đơn.
- Người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh nếu như lô hàng được hải quan của nước xuất khẩu kiểm tra.
- Người mua phải trả tất cả chi phí phát sinh để có được những chứng từ liên quan.
2.2 Trách nhiệm của người bán trong hợp đồng FOB.
- Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng. Cung cấp đầy đủ hoá đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử có giá trị tương đương. Đồng thời cung cấp vận đơn đường biển để làm bằng chứng giao hàng.
- Người bán có trách nhiệm chủ động làm thủ tục xuất khẩu. Đồng thời, cung cấp giấy phép xuất khẩu để lô hàng đủ điều kiện xuất đi.
- Người bán chịu chi phí, rủi ro trong hợp đồng vận chuyển lô hàng từ kho nội địa đến cảng. Chi phí và rủi ro này sẽ được kết thúc và chuyển giao cho bên người mua sau khi hàng được đưa lên tàu.
- Hàng hoá sẽ được người bán vận chuyển từ cảng xuất chỉ định. Đồng thời người bán chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho việc lô hàng được đưa lên tàu.
- Sau khi hàng được đưa lên boong tàu, toàn bộ chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua.
- Người bán sẽ chịu chi trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng được đặt lên boong tàu. Trong đó đã bao gồm chi phí khai hải quan, thuế,…
- Người mua sẽ phải trả cước vận chuyển lô hàng tính từ lúc hàng được đặt lên boong tàu.
- Người bán có trách nhiệm thông báo hàng đã được chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn.
- Người bán có trách nhiệm cung cấp cho người mua chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để làm bằng chứng về việc giao hàng.
- Người bán cần chi trả toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra và quản lý chất lượng lô hàng. Cần thông báo cho người mua trong trường hợp hàng được đóng gói đặc biệt.
- Người bán phải hỗ trợ những thông tin và chứng từ cần thiết. Để đảm bảo việc vận chuyển và giao hàng tới điểm đích.
- Người mua phải trả tất cả chi phí phát sinh để có được những chứng từ liên quan.
Xem thêm:
- Điều kiện FCA là gì? Ưu nhược điểm của điều kiện FCA
- Điều kiện FCL là gì? Sự khác nhau giữa điều kiện FCL và LCL
3. Phân biệt điểm giống và khác của điều kiện FOB với điều kiện CIF:
Điều kiện FOB và điều kiện CIF rất dễ nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên mỗi điều kiện sẽ có những điểm khác và chỉ thích hợp sử dụng với một mục đích nhất định. Để tránh nhầm lẫn hai điều kiện này sau đây là những điểm giống nhau và khác nhau:
– Giống nhau FOB và CIF:
- Cả hai điều là điều kiện trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ, và đây là hai điều kiện thường xuyên sử dụng.
- Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi).
- Người bán đều có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu và người mua là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.
– Khác nhau giữa điều kiện FOB và CIF:
Về điều kiện thể hiện trong Incoterms:
- Điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu.
- Điều kiện giao hàng CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.
Về bảo hiểm:
- FOB người bán không phải mua bảo hiểm.
- CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Thông thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá.
Trách nhiệm vận tải thuê tàu:
- FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu.
- CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.
Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ:
- FOB – người bán (seller) giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng là đã hết trách nhiệm, rủi ro được chuyển qua người mua (buyer). Người bán không cần phải thuê tàu, không cần phải mua bảo hiểm. Cấu trúc tên gọi FOB + Cảng Xếp Hàng.
- CIF – người bán (seller) mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí chuyển rủi ro tại lan can tàu. Tuy nhiên vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng. Cấu trúc tên gọi CIF + Cảng Đến.
Trên đây là các thông tin mà SEC Warehouse mang đến cho bạn đọc để hiểu rõ hơn về khái niệm FOB là gì? Mong rằng bài viết trên sẽ mang lại lợi ích cho những ai đang tìm hiểu về điều kiện FOB trong Incoterms 2010 này nhé! Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích, đừng quên theo dõi SEC Warehouse để cập nhật nhiều thông trong bài viết mới nhất tiếp theo.