Trong điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2020 có rất nhiều điều kiện giao hàng, một trong đó là điều kiện CIP. Tuy nhiên khi tra cứu khiến chúng ta bị nhầm lẫn giữa các điều kiện giao hàng quá giống nhau. Vậy CIP là gì? Sự khác nhau giữa điều kiện CIP và CIF trong Incoterm 2020 ra sao. Cùng SEC Warehouse tìm hiểu chi tiết qua bài dưới đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Khái niệm CIP là gì?
CIP là viết tắt của Carriage And Insurance Paid To, được biết đến là hình thức giao hàng cước phí và phí bảo hiểm trả đến, là một trong các điều kiện giao hàng của Incoterm. Có nghĩa là, người bán sẽ giao hàng hóa đã thông quan cho người mua tại địa điểm hai bên đã thỏa thuận ở nước ngoài.
2. Nghĩa vụ và công việc mà người bán và người mua trong điều kiện CIP:
Khi tham gia vận chuyển đặc biệt sử dụng đến điều kiện CIP thì người bán và người mua cần có những trách nhiệm và công việc phải thực hiện cụ thể như sau:
2.1 Trách nhiệm và công việc của người bán trong điều kiện CIP:
2.1.1 Trách nhiệm của người bán trong điều kiện CIP:
– Giao hàng theo đúng như qui định của Hợp đồng thương mại.
– Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên.
– Thông báo cho người mua khi hàng chuẩn bị xong, khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hàng đến điểm đích quy định.
– Ký hợp đồng vận tải, giao hàng cho người vận tải đầu tiên và trả cước phí cho tới địa điểm đích quy định.
– Ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong suốt thời gian vận chuyển hàng hóa và trả chi phí bảo hiểm.
– Thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí về việc thông quan. học kế toán thực hành ở đâu tốt.
– Cung cấp cho người mua hóa đơn, chứng từ vận tải thông thường và đơn bảo hiểm hoặc bất kì bằng chứng nào khác về việc mua bảo hiểm.
– Các chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, chưng từ vận tải, giấy phép XK, giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm.
2.1.2 Công việc của người bán khi sử dụng điều kiện CIP:
+ Trucking đầu xuất
+ Thông quan hàng xuất khẩu
+ Đóng thuế xuất khẩu (Nếu có )
+ Local charge đầu xuất
+ Mua bảo hiểm cho lô hàng
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Chịu toàn bộ chi phí từ khi giao hàng cho người vận tải đầu tiên đến khi hàng hóa được giao tại điểm chỉ định thuộc nước người mua.
2.2 Trách nhiệm và công việc của người mua:
2.2.1 Trách nhiệm của người mua trong điều kiện CIP:
– Chấp thuận việc giao hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên khi người mua đã nhận được hóa đơn, đơn bảo hiểm hàng hóa hoặc bất kỳ chứng từ xuất nhập khẩu nào khác có liên quan về một mức bảo hiểm và nếu là thông lệ chứng từ vận tải thông thường và tiếp nhận hàng từ người vận tải ở đại điểm đích quy định.
– Thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí phát sinh cho việc thông quan đó.
– Cung cấp câc chứng từ: các chứng từ khác để quá cảnh qua nước thứ 3 và thông qua nhập khẩu.
– Chịu mọi rủi ro và tổn thất khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên.học kế toán tổng hợp ở đâu.
2.2.2 Công việc của người mua khi sử dụng điều kiện CIP:
+ Local Charge đầu nhập
+ Trucking đầu nhập
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Chịu toàn bộ chi phí kể từ khi nhận hàng tại điểm chỉ định về kho của mình.
Xem thêm: Điều kiện CIF là gì? Nghĩa vụ của người mua và người bán trong điều kiện CIF
3. Sự khác biệt giữa điều kiện CIP và CIF trong Incoterm 2020:
Chúng ta có thể hay nhầm lẫn giữa hai điều giao hàng CIP và CIF trong Incoterm khi tra cứu. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa CIP và CIF như sau:
CIF 2020 | CIP 2020 | |
Khái niệm | Chi phí, bảo hiểm và cước phí (Cost, Insurance and Freight) | Vận chuyển và bảo hiểm trả cho (Carriage and Insurance Paid To) |
Phương thức vận chuyển | Chỉ vận tải đường biển | Tất cả các phương thức vận tải |
Chuyển giao trách nhiệm vận chuyển | Khi hàng đã đến Cảng dỡ hàng trên biển | Khi hàng hóa đã đến điểm đến đã thỏa thuận tại quốc gia dỡ hàng |
Bảo hiểm | Bảo hiểm đến Cảng dỡ hàng trên biển | Bảo hiểm đến điểm đến đã thỏa thuận tại Quốc gia xuất viện |
Chuyển giao rủi ro | Tại cảng biển dỡ hàng | Sau khi hàng hóa được chuyển đến người vận chuyển thứ nhất |
Hy vọng bạn đã hiểu rõ được CIP là gì và cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa điều kiện CIP và CIF mà SEC Warehouse đã thông tin qua bài viết trên. Chúc bạn áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập khẩu và các kỹ năng chuyên ngành khác nhé!