Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100% gồm những gì và cần chú ý đến những quy định nào? Xem ngay bài viết này để được giải đáp chi tiết nhất.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị mới là nhu cầu phổ biến của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vận chưa năm rõ các quy định cũng như hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu cần chuẩn bị những gì. Trong bài viết này, SEC Warehouse sẽ cung cấp một số thông tin, quy định về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới và chi tiết các loại hồ sơ cần chuẩn bị.
Các nội dung chính của bài viết
1. Mã HS của máy móc thiết bị mới
Trước khi tìm hiểu chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới, bạn cần nắm rõ về mã HS của sản phẩm máy móc thiết bị mới 100%.
Đối với các mặt hàng là máy móc thiết bị mới, chưa qua sử dụng, khi nhập khẩu thì bạn cần tra cứu mã HS của sản phẩm trong Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành. Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu được quy định trong Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01/9/2016 và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2017 và sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế hỗn hợp, thuế tuyệt đối, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan; quy định mã HS của từng loại máy móc thiết bị mới.
Cụ thể, đối với hàng hoá là máy móc thiết bị, hiện đang được quy định tại chương 84 và chương 85 của Biểu thuế xuất nhập khẩu. Nếu hàng nhập khẩu có mã định danh thì sẽ áp theo mã định danh tương ứng. Nếu là hàng hoá không có mã định danh, thì áp dụng theo 6 quy tắc áp mã HS đã được quy định.
2. Thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị mới
Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100%, bạn cần phải đóng hai loại thuế là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu. Ban căn cứ mặt hàng nhập khẩu và mã HS của nó để biết được chính mức thuế cần đóng.
Thuế nhập khẩu và thuế VAT sẽ có sự khác nhau giữa các mặt hàng. Nên hãy tìm hiểu kỹ thông qua Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành để tránh bị nhầm lẫn khi làm thủ tục nhập khẩu.
Trong vài trường hợp, một số mặt hàng được áp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Đó là những mặt hàng được nhập khẩu từ những vùng quốc gia, lãnh thổ có ký Hiệp ước Thương mại tự do với nước ta và đáp ứng đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn. Vì thế, bạn cần tìm hiểu xe mặt hàng có nằm trong diện được ưu đãi về thuế nhập khẩu hay không.
3. Những quy định về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới
Theo Pháp luật Việt Nam, máy móc thiết bị mới 100% không phải là hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới bình thường.
Để biết được hàng nhập khẩu có nằm trong danh mục quản lý chuyên ngành không, hãy tìm hiểu các văn bản dưới đây:
- Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN (ngày 08/12/2017) về việc công bố HS Code của các mặt hàng danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
- Quyết định số 2261/QĐ-BTTTT (ngày 28/12/2018), quy định về việc công bố HS Code của các mặt hàng thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Thông tin & Truyền thông quản lý.
- Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT (ngày 29/10/2018) công bố danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
- Thông tư số 08/2019/TT-BCA (ngày 26/03/2019) về danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do Bộ Công an quản lý.
- Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT (ngày 30/07/2018) về danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do Nhà nước của Bộ GTVT quản lý.
- Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH (ngày 06/12/2018) công bố danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.
- Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT (ngày 22/02/2018) về danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do Bộ Công Thương quản lý.
Nếu hàng hoá nằm trong phụ lục của một trong các văn bản Pháp luật kể trên, thì bạn cần tiến hành kiểm tra chất lượng.
4. Chi tiết các hồ sơ, thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá
Đối với máy móc thiết bị mới 100% nhưng thuộc danh mục quản lý của các Bộ thì khi nhập khẩu bạn cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng gồm có các giấy tờ, chứng từ như:
- Hợp đồng mua bán
- Danh sách liệt kê đóng gói hàng hoá
- Hoá đơn thương mại
- Vận tải đơn
- Các chứng từ về chất lượng
- Tài liệu giới thiệu, thông tin kỹ thuật sản phẩm
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng
- Bản sao các chứng từ về chất lượng có chứng thực và các tài liệu liên quan khác.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm, bạn tiếp tục tiến hành thủ tục nhập khẩu một cách bình thường.
Hồ sơ Hải quan nhập khẩu
Để hàng hoá được thông quan, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ Hải quan hàng nhập khẩu:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hoá đơn thương mại
- Vận tải đơn
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (đối với mặt hàng được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Phiếu đóng gói hàng
- Liệt kê, mô tả hàng hoá
- Kết quả kiểm tra chất lượng (đối với mặt hàng cần kiểm tra chất lượng)
Chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu
Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới cũng giống như khi nhập khẩu các mặt hàng khác. Sau khi đã hàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm (nếu có) và hồ sơ Hải quan nhập khẩu, bạn tiến hành nộp hồ sơ và tờ khai đến cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và xử lý phân luồng tờ khai của bạn:
- Đối với luồng xanh: Hồ sơ hàng hóa hợp lệ, được phép thông quan
- Đối với luồng vàng: Chưa được phép thông quan và cần tiến hành kiểm tra hồ sơ thực tế
- Đối với luồng đỏ: Chưa được phép thông quan và cần tiến hành kiểm tra hồ sơ và hàng hoá thực tế
Cuối cùng, khi hàng đã được thông quan, bạn tiến hành đóng thuế theo quy định của Pháp luật hiện hành và vận chuyển hàng hoá theo hướng dẫn.
5. Kết luận
Với những thông tin về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới kể trên, Saigon Express hi vọng rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn đọc. Hãy nắm rõ các quy định, thủ tục và các hồ sơ cần thiết để tiến hành nhập khẩu hàng hoá một cách thuận lợi nhất. Đừng quên đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!