Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội để phát triển xuất khẩu và giao lưu hàng hóa giữa các nước. Điều này cũng là tiền đề để các hình thức vận chuyển ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các giao dịch mua bán quốc tế. Trong đó, FCL là một hình thức được ưa chuộng thế giới và ở Việt Nam hình thức này cũng đang được quan tâm và sử dụng. Vậy FCL là gì? Sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển FCL và LCL như thế nào? Hãy cùng SEC Warehouse tìm câu giải đáp trong bài viết này.
Các nội dung chính của bài viết
1. Định nghĩa FCL là gì?
FCL là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Full Container Load có nghĩa là vận chuyển nguyên container. Người gửi hàng sẽ có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Các mặt hàng thường là đồng nhất (giống nhau hay còn gọi là hàng lô) đủ đóng 1 container.
Thuật ngữ này thường được dùng nhằm mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đường biển. Một nước xuất khẩu, nhập khẩu có thể sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng.
Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc. Sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt hoặc đường bộ đến nơi cuối.
2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức vận chuyển FCL:
Cũng giống như các hình thức vận chuyển khác thì hình thức vận chuyển FCL cũng có những ưu và nhược điểm nhất định sau:
– Ưu điểm: Với hình thức vận chuyển nguyên container FCL sẽ dễ quản lý, kiểm soát hàng hóa, tránh tình trạng thất lạc hàng. Áp dụng đối với những lô hàng có số lượng lớn, đóng được vào nguyên một hoặc nhiều container, giúp tiết kiệm chi phí do tận dụng được lợi thế theo quy mô.
– Nhược điểm: Số lượng hàng của một lô lớn, có thể dẫn đến tình trạng tồn kho nên khi lựa chọn hình thức này cần chú ý điểm hạn chế này để tránh tình trạng hàng hóa tồn khó kiểm soát được.
Xem thêm: Dịch vụ Door To Door là gì? Ưu điểm của hình thức này là gì
3.Trách nhiệm của các bên khi tham gia hình thức vận chuyển FCL (vận chuyển nguyên container):
Theo hình thức vận chuyển FCL trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác được phân chia cho tiết như sau:
3.1Trách nhiệm của người gửi hàng trong hình thức vận chuyển FCL:
- Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng gói hàng.
- Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
- Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chung của cc hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu
- Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container, đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
- Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
- Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào container nếu có yêu cầu đóng gói tại đạ điểm quy định.
3.2 Trách nhiệm của người chuyên chở trong vận chuyển FCL:
- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích.
- Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên tàu.
- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
- Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
3.3 Trách nhiệm của người nhận chở hàng trong hình thức vận chuyển FCL:
- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.
- Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).
- Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về bãi chứa container.
4. Sự khác biệt giữa hình thức vận chuyển FCL và LCL:
Dịch vụ | Phân biệt sự khác nhau | |
Quy trình gửi hàng | Nghiệp vụ làm hàng | |
FCL |
|
|
LCL |
|
|
Với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ qua nội dung bài viết trên, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Đồng thời giúp bạn đọc lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp nhất. Bạn có thể theo dõi SEC Warehouse để tham khảo các bài viết liên quan đến xuất nhập khẩu chi tiết khác nhé!