Hóa chất là một sản phẩm không thể thiếu trong các cơ sở sản xuất, ngành công nghiệp kể cả trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Vì vậy cần phải có một không gian nhà kho để sản xuất và lưu trữ hóa chất thật cẩn thận, đòi hỏi nhiều quy chuẩn khắt khe. Vậy kho chứa hóa chất là gì? Nội quy kho hóa chất như thế nào? Quy định về kho hóa chất bao gồm những gì? Cùng SEC Warehouse tìm hiểu dưới đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Kho hóa chất là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm kho hóa chất ta tìm hiểu về hóa chất.
Hóa chất là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học.
Hóa chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí hoặc plasma và có thể thay đổi trạng thái dưới tác động của nhiệt độ hay áp suất. Các phản ứng hóa học có khả năng biến một chất hóa học thành chất hóa học khác.
Kho hóa chất là nơi chứa đựng và lưu trữ các hóa chất dùng trong việc sản xuất kinh doanh. Kho phải được xây dựng và thiết kế theo các quy chuẩn, đảm bảo các điều kiện an toàn và phù hợp với loại hóa chất nhất định.
2. Quy định về kho hóa chất
Hóa chất là một trong những chất hóa học rất nguy hiểm nên khi xây dựng kho hóa chất để sản xuất hay kinh doanh cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn kho hóa chất. Theo nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, yêu cầu đối với kho chứa hóa chất nguy hiểm như sau:
– Kho chứa hóa chất phải phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất được thể hiện như sau:
- Địa điểm xây dựng phải đảm bảo an toàn không gây ảnh hưởng đến khu dân cư.
- Bố trí mặt bằng kho chứa hóa chất đảm bảo yếu tố phòng cháy nổ cụ thể như tính chịu lửa, ngăn cách cháy, hệ thống báo cháy,..
– Phải có lối cửa thoát hiểm:
- Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng các bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. Vì hóa chất là chất hóa học dễ gây cháy nổ nên việc đầu tiên là công tác phòng cháy nổ để không gây ảnh hưởng đến người và của.
– Hệ thống thông gió của kho chứa hóa chất phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió cụ thể như sau:
- Đảm bảo thông số tính toán của không khí trong phòng và ngoài trời.
- Hệ thống thông gió phải đảm bảo lọc sạch bụi trong không khí.
- Hệ thống thông gió sự cố phải cần được bố trí gần ở những phòng sản xuất có nguy cơ phát sinh một lượng chất khí độc hại hoặc chất cháy.
– Phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
– Sàn của kho chứa hóa chất phải có rãnh thu gom và thoát nước tốt, chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt.
– Hệ thống đèn chiếu sáng của kho chứa hóa chất đảm bảo cung cấp đủ độ sáng để phục vụ cho việc sản xuất, lưu trữ hóa chất. Bên cạnh đó các hệ thống đèn chiếu sáng phải đáp ứng được về phòng chống cháy, nổ.
– Phải có bảng nội quy an toàn về hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất dễ đọc, dễ thấy nhưng phải đầy đủ các thông tin như:
- Mã nhận dạng hóa chất
- Hình đồ cảnh báo
- Từ cảnh báo
- Cảnh báo nguy cơ nguy hiểm
– Kho chứa hóa chất đáp ứng các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Các thiết bị, máy móc được sử dụng trong kho chứa hóa chất phải được kiểm tra định kỳ và vệ sinh sạch sẽ để không gây ảnh hưởng đến các hóa chất trong kho.
– Đối với bồn chứa hóa chất ngoài trời phải được xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy, chống sét.
– Điều kiện nhiệt độ phòng chứa hóa chất không được quá nóng hay quá lạnh, vì các hóa chất nông nghiệp có thể bị phân hủy hoặc làm hỏng thùng chứa hóa chất.
– Cửa lối đi ra vào kho chứa hóa chất phải có kích thước sao cho dễ dàng đi lại, vận chuyển hàng hóa. Thông thường cửa lối đi phải có độ rộng tối thiểu là 1,5m. Các cửa bên trong kho bạn nên thiết kế loại cửa lò xo hay cửa tự động nhằm giúp dễ dàng đóng mở ra vào khi vận chuyển hàng hóa.
3. Nội quy kho chứa hóa chất
– Cấm ăn uống, hút thuốc trong khu vực nhà kho chứa hóa chất.
– Trang bị bảo hộ lao động thích hợp khi tiếp xúc với các hóa chất chứa trong kho.
– Kho chứa hóa chất phải có lối thoát hiểm.
– Người không phận sự cấm đi vào khu vực lưu trữ hóa chất.
– Tránh xa các nguồn có thể gây cháy, nổ đối với hóa chất.
– Đọc kỹ và tuân thủ các bảng hướng dẫn trên vỏ hộp, chai.
– Chất, xếp di chuyển hàng hóa cẩn thận và theo đúng hướng dẫn của sản phẩm.
– Nghiêm cấm mang các loại vũ khí, chất cháy nổ vào nhà kho chứa hóa chất.
– Không được ôm vác trực tiếp hóa chất nguy hiểm ăn mòn.
– Khi sang rót hóa chất từ bình này sang bình khác, phải tiếp đất bình chứa và bình rót
– Tất cả các công nhân làm việc trong kho chứa hóa chất phải biết chấp hành và thực hiện đúng các nội quy an toàn hóa chất và các quy định về phòng chống cháy nổ trong kho chứa hóa chất.
– Khi làm việc trong kho chứa hóa chất cần phải từ hai người trở lên.
– Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng các hóa chất được xuất nhập ra vào kho chứa hóa chất. Nếu phát hiện ra các hóa chất bị đổ vỡ, hư hỏng,… thì báo ngay cho cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Không được phép xê dịch hóa chất trong kho khi chưa được phép, đặc biệt khi đem hóa chất ra kho mà chưa được sự cho phép của người quản lý.
– Không được để các bao bì đã dùng, các vật liệu dễ cháy ở trong kho.
– Khi xảy ra trường hợp rò rỉ hóa chất bạn cần phải tiến hành xử lý ngay, tránh để tràn ra trên diện rộng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và con người.
4. Cách bố trí kho chứa hóa chất
Hóa chất khi lưu trữ trong kho cần phải được sắp xếp lên giá và xếp đống đúng quy cách, đảm bảo an toàn và có thể dễ dàng nhìn thấy nhãn. Sau đây là cách sắp xếp kho hóa chất để đảm bảo an toàn cho người lao động và hàng hóa như sau:
– Đối với hàng đóng bao phải xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tường ít nhất 0,5m, hóa chất phải xếp trên bục cao tối thiểu 0,3m.
– Đối với hóa chất dạng lỏng chứa trong can, thùng, phuy…và hóa chất dạng khí chứa trong các bình chịu áp lực phải được xếp đúng quy định.
– Các hàng hóa thuộc hóa chất không được xếp sát trần kho và không cao quá 2m.
– Không được xếp các lô hàng nặng quá tải trọng của nền kho.
– Những sản phẩm hóa chất dễ cháy phải được sắp xếp riêng biệt ở vị trí chống lửa đặc thù của nhà kho.
– Những sản phẩm dễ oxy hóa cần cất giữ trong điều kiện hoàn toàn khô, không tồn chứa nhiều chất ô xảy hóa trong một kho.
– Không nên sắp xếp gần nhau những hóa chất mà khi phản ứng tạo ra các hóa chất nguy hiểm để tránh rò rỉ hay tràn đổ.
– Không đặt kho hóa chất gần quá trình sản xuất không tương hợp, dễ xảy ra các phản ứng nguy hiểm.
– Không được sắp xếp trong cùng một kho các hóa chất có tính đối nghịch nhau hoặc phương pháp chữa cháy khác nhau.
– Không nên sắp xếp các sản phẩm hóa chất quá tải trên các giá hoặc nén quá chặt các thùng chứa ở dưới đáy của chồng hàng.
– Đối với các sản phẩm hóa chất dễ cháy lưu trong kho chứa hàng hóa, không nên bố trí chất dễ bắt lửa gần nơi có lửa. Phải được bảo quản ở khu vực mát, thông gió tốt, cách xa nguồn gây lửa.
5. Các lưu ý khi bảo quản và lưu trữ hóa chất trong kho
– Không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào hóa chất bởi các tia cực tím sẽ làm hỏng hóa chất bên trong.
– Khi làm việc và tiếp xúc các hóa chất trong kho cần phải mang những thiết bị an toàn và đồ bảo hộ như kính mắt, mũ, mặt nạ, quần áo dài tay, găng tay,..
– Không ngửi hoặc nếm hóa chất. Nên giữ lọ đựng hóa chất ở cách xa mặt để tránh việc hít phải hơi hóa chất.
– Luôn rửa tay bằng xà phòng trước sau khi xử lý hóa chất, ngay cả khi có đeo găng tay để thực hiện.
– Hóa chất đặt tại nơi làm việc cũng phải lưu trữ cẩn thận tránh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
– Kho trữ hóa chất phải nằm ở xa khu dân cư, tránh nguồn nước, nơi chứa nước sinh hoạt cho dân sinh hay trồng trọt sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
– Điều kiện nhiệt độ phòng chứa hóa chất không được quá nóng hay quá lạnh, vì các hóa chất nông nghiệp có thể bị phân hủy hoặc hỏng thùng chứa hóa chất.
– Đối với từng loại hóa chất cần phải được đánh dấu, ký hiệu rõ ràng, cụ thể tránh nhầm lẫn khi xếp hàng, đóng gói.
– Hệ thống đèn bên trong kho thì bạn lưu ý phải lắp đặt đèn và công tắc ở những vị trí thích hợp. Cần phải có một khoảng cách nhất định giữa đèn và các thùng hóa chất để tránh dẫn đến truyền nhiệt phát cháy.
– Thường xuyên kiểm tra các lô hàng hóa chất, thông gió, thoát ẩm, lớp hóa chất cuối cùng không bị đè hỏng.
– Vệ sinh kho chứa hóa chất sạch sẽ tránh ảnh hưởng đến hóa chất, làm đổ vỡ hóa chất.
– Cần có hệ thống thông gió nhằm làm loãng hoặc hút sạch khí độc trong kho chứa hóa chất để không gây hại cho sức khỏe trong quá trình ra vào kho.
Với những thông tin về kho chứa hóa chất ở trên, hy vọng bạn đã có thêm các kiến thức cần thiết về loại kho đặc thù này. Nếu bạn đang muốn xây dựng kho chứa hóa chất để sản xuất hay kinh doanh thì hãy làm theo các quy định phía trên để có được một kho hóa chất đạt chuẩn, an toàn.