Xử lý hàng hóa nhạy cảm trong logistics như thế nào để vừa an toàn, vừa tuân thủ đúng quy định pháp luật? Cùng SEC Warehouse tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Hàng hóa nhạy cảm là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng logistics. Loại hàng hóa này bao gồm các mặt hàng nguy hiểm, dễ hư hỏng, có giá trị cao, bị cấm hoặc hạn chế, hoặc liên quan đến sở hữu trí tuệ,… Việc xử lý hàng hóa nhạy cảm đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật.
Các nội dung chính của bài viết
1. Hàng hóa nhạy cảm trong logistics là gì?
Hàng nhạy cảm trong logistics là loại hàng hóa có đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi sự quan tâm và xử lý đặc biệt trong quá trình vận chuyển, bảo quản và lưu kho. Tùy ngành hàng mà sẽ có danh sách hàng hóa nhạy cảm khác nhau. Trong bài viết này, SEC Warehouse xin phép liệt kê một vài loại hàng hóa nhạy cảm thường gặp như:
- Hàng nguy hiểm: Chất dễ cháy. Chất nổ. Chất độc hại. Chất ăn mòn,…
- Hàng dễ hư hỏng: Thực phẩm tươi sống. Sữa. Bánh kẹo. Nước hoa quả. Thuốc. Hoa tươi….
- Hàng có giá trị cao: Vàng bạc. Đá quý. Trang sức. Thiết bị điện tử. Hàng hóa xa xỉ. Hàng hiệu,…
- Hàng bị cấm hoặc hạn chế: Vũ khí. Ma túy. Chất kích thích. Văn hóa phẩm đồi trụy. Hàng giả. Hàng nhái….
- Hàng liên quan tới sở hữu trí tuệ: Hàng liên quan tới các thương hiệu bị làm giả, làm nhái, hàng vi phạm bản quyền,…
- Hàng y tế: Bao gồm thuốc men. Dược phẩm. Vacxin. Hay các thiết bị y tế đặc thù. .
- Hàng quá khổ đặc biệt: Là các thiết bị, máy móc công nghiệp hạng nặng, có kích thước vượt quá chuẩn thông thường, cần có phương tiện và quy trình vận chuyển đặc biệt.
- Hàng nhạy cảm với thời gian: Là hàng có yêu cầu về thời gian giao nhận nghiêm ngặt. Vì ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, hoặc thư từ, tài liệu khẩn cấp.
Mỗi mặt hàng sẽ có tính chất cũng như yêu cầu về quá trình vận chuyển, cũng như cách xử lý riêng. Sẽ được đề cập chi tiết trong nội dung bên dưới.
2. Cách xử lý hàng hóa nhạy cảm trong logistics
2.1. Cách xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng nguy hiểm trong logistics
Với tính chất nguy hiểm (dễ cháy, nổ, độc hại, ăn mòn, lây nhiễm…),các mặt hàng này đòi hỏi phải được xử lý cẩn thận và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Nhằm đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và an ninh quốc gia. Việc xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng nguy hiểm cần được thực hiện bởi các cá nhân và doanh nghiệp có chuyên môn và kinh nghiệm.
Dựa trên đặc điểm, tính chất vật lý, tính chất hóa học, hàng nguy hiểm được chia thành 9 nhóm. Bao gồm:
- Chất nổ và vật phẩm dễ nổ
- Chất khí
- Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy
- Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy
- Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa
- Chất lây nhiễm và độc hại
- Chất phóng xạ
- Chất ăn mòn
- Chất và vật phẩm nguy hiểm khác
Để xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng nguy hiểm, cần tuân thủ một số bước quan trọng như:
Bước 1: Phân loại hàng hóa
Xác định loại hàng nguy hiểm theo phân loại của Liên Hợp Quốc (UN) và quy đinh của từng quốc gia. Đồng thời phân loại theo mức độ nguy hiểm và các đặc tính nguy hiểm để lựa chọn phương thức xử lý phù hợp.
Bước 2. Đóng gói và ghi nhãn
– Sử dụng bao bì phù hợp với loại hàng nguy hiểm và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế (UN).
Lưu ý cần ghi chính xác và rõ ràng thông tin của loại hàng nguy hiểm, tên hóa chất, số UN, các biện pháp phòng ngừa,…
Bước 3: Tiến hành lập hồ sơ vận chuyển
Để có thể vận chuyển hàng nhạy cảm là hàng nguy hiểm, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Tờ khai hàng hóa nguy hiểm
- Chứng nhận an toàn cho phương tiện vận chuyển
- Giấy chứng nhận đào tạo của người vận chuyển
Bước 4. Lựa chọn phương tiện vận chuyển
Tùy mặt hàng nguy hiểm mà sẽ có yêu cầu khác nhau về phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên đặc điểm chung là phải phù hợp với loại hàng nguy hiểm và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Thông thường là các phương tiện chuyên dụng với đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn.
Bước 5. Bảo quản và lưu kho hàng nguy hiểm
Thuê kho lưu hàng hóa chất, hàng nguy hiểm cần phải đảm bảo kiên cố, an toàn, có đầy đủ các biện pháp phòng ngừa cháy nổ, rò rỉ,..như hệ thống chữa cháy tự động, báo cháy, đội ngũ được đào tạo kỹ năng PCCC,….
Với một số mặt hàng, đòi hỏi nhà kho phải có giấy phép hoặc chứng nhận về lưu trữ hàng hóa đặc biệt.
Bước 6. Xử lý sự cố
Sự cố là không ai mong muốn. Tuy nhiên doanh nghiệp luôn cần xây dựng phương án dự phòng, xử lý sự cố rò rỉ, cháy nổ,… Đồng thời trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân cho người xử lý sự cố.
2.2. Xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng dễ hư hỏng trong logistics
Hàng hóa dễ hư hỏng là các mặt hàng có tính chất đặc biệt, cần sự quan tâm và xử lý đặc biệt trong quá trình vận chuyển, bảo quản và lưu kho. Từ đó mới có thể duy trì ổn định chất lượng, không bị hư hỏng. Các mặt hàng dễ hư hỏng phổ biến có thể kể đến như:
- Thực phẩm tươi sống như Thịt, cá, rau quả, trái cây, …
- Các loại hàng hóa có hạn sử dụng ngắn: Sữa, bánh kẹo, thức ăn đóng gói, …
- Hàng hóa yêu cầu điều kiện bảo quản mát: Thuốc, hoa quả, bánh kẹo, nước giải khát,…
Việc xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng dễ hư hỏng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Lập kế hoạch chi tiết cho toàn bộ quá trình vận chuyển, bảo quản và lưu kho.
- Cần xác định các yếu tố rủi ro, tìm cách tránh, cũng như đưa ra phương án dự phòng.
- Đối với việc đóng gói, cần sử dụng bao bì phù hợp với tính chất hàng hóa
- Đóng gói cẩn thận, ghi chú thông tin rõ ràng
- Khi vận chuyển, cần lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, thông thường là xe chuyên dụng có hệ thống làm mát, làm lạnh, trang bị đầy đủ các biện pháp bảo quản.
- Luôn đảm bảo duy trì điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Tốt nhất nên tìm thuê kho mát, kho lạnh để lưu trữ hàng hóa dễ hư hỏng.
- Lươn theo dõi sát điều kiện vận chuyển và lưu trữ. Có phương án xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.
- Việc xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng dễ hư hỏng cần được thực hiện bởi các cá nhân và doanh nghiệp có chuyên môn và kinh nghiệm.
2.3. Xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng có giá trị cao trong logistics
Hàng hóa có giá trị cao là loại hàng hóa có giá trị lớn hơn nhiều so với các mặt hàng thông thường. Chính vì giá trị cao nên sẽ có nguy cơ bị tráo đổi, mất mát trong quá trình vận chuyển, lưu trữ. Do đó cần hết sức cẩn trọng và lưu ý để không gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Một số mặt hàng được xếp vào hàng hóa có giá trị cao như: Trang sức. Đá quý. Thời trang chính hãng. Các mặt hàng giới hạn. Tranh nghệ thuật. Đồ thủ công mỹ nghệ. Biệt dược chuyên dùng đặc trị bệnh nan y. Linh kiện điện tử. Phụ tùng máy móc chuyên dụng…
Một vài lưu ý quan trọng khi xử lý hàng hóa nhạy cảm có giá trị cao:
- Cẩn trọng khi chọn lựa đơn vị vận chuyển, lưu trữ. Uy tiên chọn các đơn vị có thương hiệu, uy tín, nhiều năm trong nghề.
- Đơn vị cần có kinh nghiệm trong việc vận chuyển và lưu trữ đồ có giá trị cao.
- Xây dựng phương án rõ ràng, cụ thể, có các biện pháp an ninh đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
- Phải có hợp đồng vận chuyển hoặc lưu trữ hàng hóa có giá trị cao. Trong đó nêu chi tiết loại hàng hóa, quy trình thực hiện, cũng như các cam kết, trách nhiệm.
- Đặc biệt có điều khoản xử lý trong trường hợp đồ giá trị cao bị hư hại, thất lạc.
- Cần sử dụng bao bì phù hợp với loại hàng hóa cũng như điều kiện vận chuyển. Yêu cầu đóng gói cẩn thận để tránh hư hỏng, trầy xước.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa có giá trị cao là điều nên cân nhắc để đảm bảo quyền lợi, tránh rủi ro.
- Ưu tiên chọn lựa đơn vị vận chuyển có sử dụng các thiết bị định vị GPS, nhà kho cần có camera giám sát, … để theo dõi hàng hóa.
- Xây dựng phương án xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố như mất mát, hư hỏng, thất lạc hàng hóa có giá trị.
2.4. Xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng bị cấm hoặc hạn chế trong logistics
Hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế là loại hàng hóa không được phép vận chuyển hoặc chỉ được phép vận chuyển trong điều kiện hạn chế. Nguyên nhân là do các mặt hàng này vi phạm pháp luật hoặc có nguy cơ cao gây hại cho con người, môi trường hoặc an ninh quốc gia. Một vài mặt hàng có thể kể đến như:
- Hàng hóa bị cấm vận chuyển: Vũ khí. Ma túy. Chất kích thích. Văn hóa phẩm đồi trụy:
- Hàng hóa nguy hiểm thuộc về mặt hàng hạn chế như Chất dễ cháy. Chất nổ. Chất độc hại. Chất ăn mòn, … Chúng chỉ được phép vận chuyển với giấy phép đặc biệt và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Đã được đề cập cụ thể trong mục 2.1.
- Hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu trái phép có thể bị tịch thu.
- Hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Ví dụ như hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm bản quyền có nguy cơ bị tịch thu và tiêu hủy.
Một số lưu ý quan trọng về xử lý hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế:
- Xác định hàng hóa thuộc mục bị cấm hay hạn chế. Nếu là hàng hóa bị cấm thì tuyệt đối không được vận chuyển hay lưu trữ. Trừ sự cấp phép cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu là hàng bị hạn chế thì căn cứ vào tính chất hàng hóa mà lựa chọn phương thức vận chuyển, lưu trữ phù hợp.
- Để biết hàng hóa thuộc danh mục cấm hay hạn chế. Bạn có thể tra cứu từ nhiều nguồn: Internet. Cơ quan hải quan. Bộ công thương, …
- Nếu vận chuyển các mặt hàng hạn chế, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như: Giấy phép vận chuyển hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế. Tờ khai hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ. Các giấy tờ liên quan khác.
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp. Đó phải là phương tiện chuyên dụng được cấp phép, có trang bị đầy đủ các biện pháp an ninh.
- Quá trình vận chuyển, bảo quản và lưu kho hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc gia và quốc tế.
- Cần phối hợp với với các cơ quan chức năng (nếu có) trong quá trình vận chuyển.
2.5. Xử lý hàng hóa nhạy cảm là hàng liên quan sở hữu trí tuệ trong logistics
Các mặt hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thường rơi vào các trường hợp như:
- Hàng giả: Là mặt hàng được thiết kế giống với thương hiệu nổi tiếng. Chúng được sản xuất và bán ra thị trường mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu thương hiệu.
- Hàng nhái: Các mặt hàng này có thiết kế, kiểu dáng tương tự như thương hiệu nổi tiếng, thậm chí rất giống, khó phát hiện sự khác biệt, nhưng chất lượng thấp hơn.
- Hàng vi phạm bản quyền: Mặt hàng sử dụng trái phép hình ảnh, nội dung của thương hiệu khác, mà không được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền.
Một vài vấn đề cần lưu ý khi xử lý hàng hóa liên quan tới sở hữu trí tuệ:
- Kiểm tra xem hàng hóa có giấy phép, thông tin đầy đủ, chứng nhận sở hữu trí tuệ hay không
- So sánh hàng hóa với sản phẩm chính hãng, đặc biệt như logo, tên thương hiệu, kiểu dáng, bao bì, .. để xác định các điểm khác biệt để phát hiện các dấu hiệu khác biệt (nếu có).
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia về sở hữu trí tuệ nếu cần thiết.
- Trường hợp phát hiện hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, cần báo ngay cho cơ quan chức năng xử lý.
- Các mặt hàng vi phạm sở hữu trí tuệ có thể bị tiêu hủy, đấu giá, hoặc xử lý theo quy định pháp luật.
Việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ cần được phân công thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền, và được giám sát chặt chẽ.
Xử lý hàng hóa nhạy cảm trong logistics là một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan cần thiết về các loại hàng hóa nhạy cảm. Bên cạnh đó là các bước quan trọng trong xử lý, cũng những lưu ý và rủi ro cần quan tâm. Đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết khác trên trang sec-warehouse.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực logistics!