Logistics là gì? Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về thuật ngữ này, cũng như tầm quan trọng của Logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp.
Để giải đáp chi tiết những thắc mắc này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của SEC Warehouse.
Các nội dung chính của bài viết
Định nghĩa Logistics theo Quốc tế là gì?
Theo định nghĩa của Hội đồng Chuyên gia Quản lý Logistics (CSCMP), quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng. Trong đó, có quản trị Logistics hướng đến việc đảm bảo hiệu quả của chuỗi hàng hóa, dịch vụ và thông tin trên cả 2 chiều, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và ngược lại.
Để thực hiện việc này, nhà quản lý hoạt động Logistics cần phải hoạch định, thực thi và quản lý mọi hoạt động từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng, hướng đến mục tiêu cao nhất nhất làm mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Định nghĩa Logistics theo Pháp luật Việt Nam là gì?
Khái niệm “Logistics là gì” cũng được đã Pháp luật Việt Nam định nghĩa, cụ thể là tại Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005.
Theo đó, dịch vụ Logistics là một hoạt động thương mại. Các thương nhân đứng ra tổ chức một hay nhiều hoạt động gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, thực hiện thủ tục hải quan hoặc các giấy tờ khác, tham gia tư vấn khách hàng (trực tiếp hoặc gián tiếp), đóng gói, dán tem, ghi mã số ký hiệu, giao hàng,… hoặc các dịch vụ có liên quan đến hàng hóa khác theo yêu cầu của khách hàng để nhận mức thù lao phù hợp.
Logistics gồm các hoạt động phục vụ quá trình luân chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối
Định nghĩa dễ hiểu nhất về Logistics
Logistics là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản, đây là quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động hậu cần bao gồm vận chuyển và lưu trữ hàng hoá. Quá trình này sẽ diễn ra xuyên suốt từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý.
Hậu cần Logistics ban đầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển quân nhân, hàng hoá. Tuy nhiên, thuật ngữ này hiện đang được sử dụng phổ biến hơn trong di chuyển hàng hóa mại thương.
Tầm quan trọng của Logistics đối với nền kinh tế
Tầm quan trọng của Logistics góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế một cách rõ rệt. Cụ thể:
- Tăng cường hoạt động lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng miền, quốc gia. Logistics giúp kết nối các thị trường, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và nội địa, tạo cơ hội cho nền kinh tế phát triển.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh: Quản trị hoạt động Logistics hiệu quả giúp tránh lãng phí trong quá trình sản xuất và vận hành kinh doanh, đồng thời cải thiện cơ hội mang đến lợi nhuận.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Logistics đảm bảo sản phẩm, dịch vụ đưa đến tay của khách hàng với chất lượng tốt nhất. Điều này giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng, thúc đẩy thương hiệu ngày một phát triển hơn.
- Mang đến cơ hội việc làm, thu nhập cho người lao động: Logistics cung ứng một lượng lớn việc làm và tạo thu nhập hấp dẫn cho người lao động, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế.
Quản lý hoạt động Logistics hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh hiệu quả
Tầm quan trọng của Logistics đối với doanh nghiệp hiện nay
Tầm quan trọng của Logistics còn quyết định đến sự thành công và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Bảo đảm hàng hóa được vận chuyển và phân phối một cách nhanh chóng kịp thời và chính xác, giúp doanh nghiệp duy trì chuỗi cung ứng liên tục, đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý Logistics chặt chẽ giúp giảm thiểu tình trạng thất thoát, hư hỏng hàng hóa, tránh thiệt hại và lãng phí trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu khách hàng với quy trình Logistics được tối ưu hóa. Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa quá trình Logistics. Từ đó cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với mức giá cạnh tranh, thu hút thêm nhiều khách hàng và góp phần mở rộng thị trường.
Tối ưu hóa Logistics giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Một số đặc điểm quan trọng của Logistics
Logistics không chỉ là luân chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm kia. Đó là một hệ thống bao gồm rất nhiều hoạt động liên quan đến việc lưu trữ, vận chuyển, phân phối và xử lý hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Một số đặc điểm quan trọng mà chúng ta cần biết về dịch vụ Logistics:
- Tính liên tục: Các hoạt động Logistics diễn ra không ngừng nghỉ, từ lúc hàng hóa được sản xuất cho đến khi được chuyển đến tay người tiêu dùng. Quá trình này cần được diễn ra liên tục mà không có sự gián đoạn, đảm bảo sự cung ứng liên tục cho thị trường.
- Tính đa dạng: Logistics gồm rất nhiều công đoạn, từ chọn nơi lưu trữ, quản lý kho hàng, đến việc lên kế hoạch vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan, từ nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển, đến các đại lý, nhà phân phối.
- Tính phức tạp: Hoạt động Logistics chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như điều kiện tự nhiên, biến động của nền kinh tế, biến động về hoạt động chính trị và xã hội… Tất cả đều tác động ít nhiều đến Logistics. Vì thế, quản lý hoạt động Logistics cần phải sự linh hoạt, nắm bắt nhanh nhạy và khả năng thích nghi tốt với những thay đổi của môi trường xung quanh.
Tạm kết
Trên đây là một số khái niệm về Logistics là gì cũng như tầm quan trọng của Logistics đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Hy vọng những thông tin mà SEC Warehouse chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc của mình. Hãy tiếp tục theo dõi Website sec-warehouse.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức mới về lĩnh vực Logistics cũng như cho thuê kho bãi lưu trữ hàng hóa.