Vận chuyển hàng hóa quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động giao thương của một quốc gia. Tùy vào điều kiện và vị trí địa lý mà hàng hóa nhập khẩu giữa các nước sẽ được vận chuyển theo nhiều hình thức khác nhau.
Dưới đây SEC Warehouse sẽ giới thiệu 5 hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Các nội dung chính của bài viết
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện nay
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác trong hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa quốc tế. Đây là một hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia, điểm đầu và cuối của quá trình vận chuyển nằm ở hai nước khác nhau.
Xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, làm mở rộng mối quan hệ giữa các nước. Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, đối thoại đa phương đã được nâng lên một tầm cao mới. Điều này góp phần củng cố mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới trong đó có Mỹ, Anh, Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức, Singapore,…
Ngày nay, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng tại Việt Nam đã vượt ra khỏi phạm vi trong nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của các Website thương mại điện tử đang trở thành xu hướng mua sắm được ưa chuộng. Do đó, dịch vụ vận chuyển hàng quốc tế đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu.
Việt Nam nổi tiếng với quốc tế về các mặt hàng nông sản chất lượng, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có các mặt hàng lưu niệm, đồ thủ công, mỹ nghệ, hàng may mặc, gốm sứ,…cũng nhận được nhiều sự yêu thích. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán các loại hàng hóa trên rất cần sự hỗ trợ của các đơn vị vận chuyển quốc tế. Hơn nữa, việc vận chuyển hàng hóa quốc tế còn đáp ứng các nhu cầu như du lịch, du học, xuất khẩu lao động, công tác tại nước ngoài và nhu cầu nhập hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam để kinh doanh.
5 Hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế thông dụng nhất hiện nay
Roadways – Hình thức vận chuyển bằng đường bộ
Vận chuyển quốc tế bằng đường bộ thường thông qua phương tiện chủ yếu là ô tô. Đây là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, nhưng lại không được sử dụng nhiều trong vận tải quốc tế vì phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý giữa các quốc gia.
Vận chuyển quốc tế bằng đường bộ
Vận chuyển quốc tế bằng đường bộ chỉ phù hợp với vận khối lượng hàng hóa không quá lớn, cự ly không qua xa và cơ sở hạ tầng giao thông có thể đáp ứng. Hiện nay, hình thức vận chuyển này vẫn chủ yếu phục vụ cho khu vực nội địa là chủ yếu, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế thì bị hạn chế rất nhiều, thường chỉ áp dụng với vài nước có đường biên giới đường bộ giáp với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia,…
Railways – Hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường sắt
Vận chuyển bằng đường sắt có một lịch sử phát triển lâu đời, tiền thân là hệ thống đường ray bằng gỗ và do ngựa kéo. Đến năm 1676 đường ray bằng kim loại ra đời và năm 1825 mới phát minh ra tàu (đầu máy chạy bằng hơi nước). Hiện nay khoảng 120 quốc gia trên thế giới ứng dụng hình thức vận chuyển này với tổng chiều dài trên 2 triệu Km. Các quốc gia có đường sắt dài nhất hiện nay phải kể đến Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Canada, Đức,…
Trên thế giới, có hai hệ thống vận chuyển hàng hóa đường sắt quốc tế:
- Một là hệ thống ở các nước Tây Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ theo Công ước quốc tế về vận tải đường sắt CIM.
- Hệ thống thứ hai ở Châu Á, Nga, Đông u theo Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế SMGS.
Hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường sắt
Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt có ưu điểm là khả năng vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển nhanh, thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa, giá thành phải chăng. Tuy vậy, hình thức vận tải đường sắt có chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khá cao, tính linh hoạt kém.
Airways – Hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không
Ngày nay, vận tải đường hàng không được xem là một hình thức vận chuyển quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và đang được phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây. Mặc dù chỉ khối lượng hàng hóa quốc tế vận chuyển chỉ chiếm khoảng 1% nhưng đối với các mặt hàng có giá trị cao, quý hiếm, mang tính khẩn cấp,…vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không
Vận chuyển đường hàng không cần mất chi phí xây dựng đường sá, tốc độ vận chuyển rất cao, đảm bảo tính an toàn và đều đặn. Nhưng nhược điểm là giá cước khá cao, không phù hợp để vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh đồng thời cần vốn đầu tư lớn.
Waterways – Hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường thủy
Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy bao gồm cả vận tải biển (Ocean Shipping) và vận tải thủy nội địa (Inland Water Transport). Trong đó, vận tải đường biển đóng vai rất lớn trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, chiếm khoảng 80% tổng khối lượng hàng hóa ngoại thương.
Vận tải biển sớm hơn rất nhiều so với một số hình thức vận chuyển khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, ông cha ta đã khám phá và sử dụng các vùng biển để tạo nên tuyến đường giao thông với mục đích giao lưu giữa các vùng, miền và quốc gia khác trên thế giới. Đến nay, vận tải đường biển vẫn đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và đa dạng hóa, trở thành hình thức vận tải trọng yếu trong hệ thống vận chuyển quốc tế.
Vận chuyển quốc tế bằng đường biển
Vận chuyển đường biển có khả năng vận chuyển lớn, giá cước rất thấp, chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường hàng hải thấp, thích hợp vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa (nhất là hàng rời, có khối lượng lớn và giá trị thấp chẳng hạn như than đá, quặng, dầu mỏ, ngũ cốc,…). Dù vậy, vận tải đường biển thường phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hàng hải, thời tiết, tốc độ vận chuyển tương đối thấp, rủi ro cũng cao hơn.
Pipeline Transport – Hình thức vận chuyển bằng đường ống
Vận chuyển bằng đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biển biến đổi rất thấp nhất. Đây là hình thức an toàn để vận chuyển hàng hóa là chất lỏng và khí hóa lỏng (ví dụ như: xăng, dầu, Gas, hóa chất,…). Chi phí vận hành đường ống không đáng kể, hầu như không có hao hụt trên đường vận chuyển, trừ khi ống bị vỡ, rò rỉ.
Vận chuyển quốc tế bằng đường ống
Đến hiện nay, vận chuyển bằng đường ống cũng được ứng dụng khá nhiều nhưng không phổ biến như các hình thức khác vì chi phí đầu tư ban đầu rất lớn và cấu tạo phức tạp. Vận tốc trung bình của hình thức vận chuyển này khá chậm, khoảng 5 – 7 km/h. Bù lại khả năng vận chuyển liên tục 24/24 và không chịu ảnh hưởng bởi khí hậu. Đây là hình thức vận chuyển quốc tế đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt, phục vụ cho đối tượng đặc biệt như công ty nhà nước lớn hoặc công ty nhà nước.
Tạm kết
Trên đây là một số thông tin về nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện nay và các hình thức vận tải quốc tế đang được sử dụng phổ biến. SEC Warehouse hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích. Đừng quên tiếp tục theo dõi Website sec-warehouse.vn cập thêm nhiều bài viết thú vị khác về Logistics, kho bãi và xuất nhập khẩu nhé!