Ứng dụng công nghệ RFID trong Logistics đã và đang là xu hướng được nhiều người quan tâm và lại những giá trị thiết thực trong thực tế.
Vậy công nghệ RFID thực chất là gì? Ứng dụng của công nghệ RFID trong Logistics thực tế ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của SEC Warehouse nhé!
Các nội dung chính của bài viết
Công nghệ RFID là gì?
Định nghĩa về công nghệ RFID
Công nghệ RFID (viết tắt của Radio Frequency Identification) được hiểu công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Nó cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng Radio, truyền và nhận dữ liệu từ một điểm sang điểm khác. Từ đó, hệ thống có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.
RFID ra đời từ những năm 1970. Đến hiện tại, công nghệ này đang được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày chẳng hạn như chìa khóa xe hơi, thẻ phòng khách sạn, thẻ lệ phí quốc lộ,…
Công nghệ RFOD cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng Radio
Đặc điểm của công nghệ RFID
Một số điểm đặc trưng của công nghệ RFID có thể kể đến như:
- RFID sử dụng công nghệ thu phát sóng radio không dây, không sử dụng tia sáng như Barcode hay QR Code. Vì vậy, thông tin có thể được truyền tải và nhận được mà không cần tiếp xúc vật lý.
- Công nghệ RFID có thể đọc thông tin xuyên qua nhiều môi trường, vật liệu khác nhau như: bê tông, sương mù, băng đá, tuyết, sơn và các điều kiện môi trường khó khăn khác mà công nghệ mã vạch và một số công nghệ khác không thể hoạt động hiệu quả.
- Dải tần số được sử dụng khi triển khai hệ thống RFID thường là 125Khz hoặc 900Mhz.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID khá đơn giản. Cụ thể, đầu đọc RFID được đặt cố định ở một vị trí nào đó và sẽ phát ra sóng vô tuyến điện từ ở một tần số nhất định, từ đó phát hiện thiết bị phát xung quanh đó.
Khi RFID được phát và đi vào vùng sóng vô tuyến điện mà đầu đọc RFID phát ra, nó sẽ thu nhận sóng điện tử và phát lại cho đầu đọc về mã số của mình. Do đó đầu đọc RFID có thể biết được thiết bị phát RFID đang nằm trong vùng hoạt động.
Công nghệ RFID được ứng dụng vào lĩnh vực nào?
Ngày nay, công nghệ RFID được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có những hoạt động liên quan đến quản lý sản xuất, quản lý kho, chuỗi cung ứng và Logistics:
Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý sản xuất
Lên kế hoạch và quản lý kho hàng trong chuỗi cung ứng đang trở nên phức tạp hơn với nhiều hoạt động như lưu kho, lưu trạng thái đơn hàng, xếp dỡ, phân loại đến dịch vụ khách hàng. Việc sử dụng kém hiệu quả không gian lưu trữ, quản lý thiếu chính xác trong quá trình nhận và gửi sản phẩm, định vị sai vị trí hàng hóa trong kho gây ảnh hưởng năng suất, lợi nhuận, uy tín của doanh nghiệp.
Với công nghệ RFID trong quản lý kho hàng, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng từ khâu nhập hàng cho đến khi hàng hóa được phân phối. Từ đó, hình thành một hệ thống sản xuất và lưu trữ thông minh, tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí.
Ứng dụng của RFID trong quản lý kho hàng
Và đặc biệt, mục tiêu ứng dụng RFID trong quản lý sản xuất là để giúp thu thập dữ liệu và sử dụng, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ứng dụng RFID trong chuỗi cung ứng và Logistics
Chuỗi cung ứng hiện đại mở ra vô vàn cơ hội để doanh nghiệp có thể ứng dụng RFID trong những mắt xích quan trọng nhất. Công nghệ này giúp tích hợp hiệu quả các chi tiết quan trọng về vật liệu và sản phẩm đang được vận chuyển. Chúng cung cấp thông tin theo thời gian thực về quy trình làm việc hàng ngày trong chuỗi cung ứng, phát hiện và giải quyết các vấn đề, tồn đọng một cách nhanh chóng.
Đồng thời, RFID còn đảm bảo tính ưu việt về mặt xử lý phát sinh trong quá trình phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu.
Lợi ích khi ứng dụng công nghệ RFID trong Logistics
Giúp cải thiện khả năng theo dõi xuyên suốt chuỗi cung ứng
Công nghệ RFID cho phép theo dõi quy trình làm việc trong chuỗi cung ứng và thu thập các dữ liệu liên quan đến thiết bị sản xuất, hàng hóa tồn kho, quản lý trang thiết bị và quy trình của doanh nghiệp.
RFID có thể tích hợp vào các nhiệm vụ khác nhau của chuỗi cung ứng để đơn giản và tự động hóa. Điều này giúp loại bỏ sự lãng phí, lỗi sai của các thao tác thủ công. Có những thông tin được tạo ra từ tích hợp RFID cho phép doanh nghiệp ra quyết định chính xác và nhanh chóng, nhờ đó nâng cao hiệu quả quản lý.
Cải thiện năng xuất trong Logistics
RFID có thể loại bỏ lãng phí thời gian trong việc định vị hàng hóa. Từ đó giúp giảm chi phí liên quan đến nhân công lao động và cải thiện năng suất tổng thể cho đơn vị sản xuất.
Theo dõi hàng hóa tồn kho theo thời gian thực
Một trong những lợi ích nổi bật của công nghệ RFID trong Logistics và chuỗi cung ứng là sử dụng dữ liệu được tạo ra bởi sự trợ giúp của RFID để cắt giảm chi phí. Điển hình là khả năng theo dõi lượng tồn kho theo thời gian thực một cách chính xác.
Với công nghệ RFID, doanh nghiệp có thể biết chính xác số lượng sản phẩm hiện có trong kho. Từ đó giúp tìm ra mức tồn kho tối ưu để không có sản phẩm lưu trữ nào bị dư thừa và đảm bảo tính sẵn của các sản phẩm.
Ứng dụng RFID giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực
Hàng hóa được gắn thẻ RFID giúp nhà sản xuất tăng khả năng đếm hàng tồn kho từ 200 đến hơn 12.000 mặt hàng mỗi giờ, đồng thời có thể kiểm tra tình trạng bán của từng loại hàng hóa trên kệ chỉ trong vài phút, thay vì mất hàng tuần với phương pháp truyền thống.
Độ chính xác cao
Doanh nghiệp ứng dụng RFID vào hệ thống kho lưu trữ có thể cải thiện lên đến 80% độ chính xác của hoạt động vận chuyển và lấy hàng. Nhờ đó, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn nhờ giảm thiểu lỗi sai ở khâu vận chuyển và đóng gói hàng hóa.
Giảm thiểu tình trạng trộm cắp, thất thoát
Việc gắn thẻ RFID giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa tồn kho bằng cách định vị chúng theo thời gian thực để phát hiện kịp thời và hạn chế các rủi ro về thất thoát, trộm cắp hàng hóa có thể xảy ra. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các sản phẩm có giá trị cao hay khó thay thế của doanh nghiệp.
Những khó khăn khi ứng dụng RFID trong Logistics
- Công nghệ RFID khá tốn kém: RFID yêu cầu trang bị thiết bị đắt tiền, dù phần mềm hay phần cứng.
- Nguy cơ gặp sự cố trong một số môi trường kim loại và chất lỏng: Không phải ở bất cứ môi trường nào, công nghệ RFID đều có thể hoạt động tốt. Sóng vô tuyến sẽ phát tán khắp nơi khi trong môi trường kim loại. Tương tự, trong môi trường chất lỏng có thể hấp thụ các tín hiệu từ các thẻ RFID.
- Cần sự am hiểu về công nghệ: Để hiểu các thẻ RFID và tần suất khác nhau là việc rất khó. Cấp quản lý cần có kiến thức về công nghệ để có thể truyền đạt cho nhân viên của mình về cách thức làm việc của nó.
- Vấn đề xung đột tín hiệu hệ thống RFID: Nhân sự làm việc có thể gặp phải một số xung đột về trình đọc và gắn thẻ, chẳng hạn như nhiều thẻ cùng phản ánh một tín hiệu gây sự nhầm lẫn cho người đọc.
Tạm kết
Trên đây là một số thông tin về công nghệ RFID và ứng dụng của RFID trong Logistics. Hy vọng những thông tin mà SEC Warehouse đã chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn đọc, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới và thú vị hơn.