Để thành công trong thời buổi hội nhập kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần hiểu rõ thách thức của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay để chủ động thích nghi.
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động về sự phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực này đang đứng trước nhiều thách thức lớn nhất là trong thời buổi kinh tế hội nhập quốc tế. Vậy những thách thức của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây của SEC Warehouse nhé!
Các nội dung chính của bài viết
Định nghĩa về quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là chuỗi các hoạt động nhằm kiểm soát các khâu từ sản xuất nguyên liệu thô đến đưa hàng hóa hoàn chính đến tay người tiêu dùng. Việc quản lý này bao gồm giám sát một mạng lưới khá phức tạp với các nhà cung cấp phụ, nhà cung cấp chính, nhà sản xuất, các đối tác hậu cầu (vận chuyển, lưu trữ hàng hóa,…), nhà phân phối, đại lý bán buôn/bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Logistics là cũng là một phần quan trọng, không thể thiếu trong quản lý chuỗi cung ứng. Logistics chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện các công việc như vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Logistics bao gồm việc phối hợp cơ sở hạ tầng, thiết bị cùng nguồn lực nhân lực và các tài nguyên khác, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển thuận lợi, đúng thời điểm, được lưu trữ và bảo quản đúng cách tại các điểm khác nhau trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Công việc của Logistics bao gồm: Lên kế hoạch dự trữ hàng hóa; quản lý vận chuyển và điều hành đội xe; quản lý, kiểm soát tình trạng hàng hóa tồn kho, xử lý nguyên vật liệu, hoàn tất đơn đặt hàng. Quy trình này đặc biệt cần thiết nhằm đảm bảo sản phẩm được vận chuyển đến đúng nơi vào đúng thời điểm, giúp cho toàn bộ chuỗi cung ứng hoạt động một cách hiệu quả.
Tổng hợp 5 thách thức lớn trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay
Gần đây, việc quản lý chuỗi cung ứng và Logistics toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Chẳng hạn:
- Tình hình căng thẳng của “chiến tranh” thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến cho dòng chảy hàng hóa quốc tế bị đình trệ.
- Đại dịch COVID-19 gây ra sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do tình trạng giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới.
- Căng thẳng giữa Nga – Ukraine và tại dải Gaza khiến chi phí vận chuyển quốc tế tăng cao.
- Chính sách Zero Covid được Trung Quốc ban hành làm tăng rủi ro, cũng như ảnh hưởng đến các nỗ lực cải thiện chuỗi cung ứng, tác động đến tình hình lạm phát và hoạch định chính sách mới.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Dưới đây, SEC Warehouse sẽ cùng bạn điểm qua thách thức lớn của quản lý chuỗi cung ứng hiện nay:
Sự đa dạng và phức tạp trong chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng có thể bao gồm nhiều bên/đơn vị liên quan mật thiết với nhau, đảm nhận mỗi khâu trong chuỗi. Từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất, đại lý, nhà phân phối đến khách hàng cuối cùng. Quản lý như thế nào để tương tác giữa các bên trong cùng một chuỗi cung ứng diễn ra một cách liền mạch và thuận lợi là thách thức vô cùng lớn.
Sự thay đổi liên tục trong nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi một cách nhanh chóng, tạo ra “bài toán khó” cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu quy trình chuỗi cung ứng nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng phù hợp, hiệu quả và nhanh chóng nhất?
Những bất ổn từ thị trường
Thị trường thường xuyên chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, gây tác động rất lớn đến hoạt động của chuỗi cung ứng. Ví dụ, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn đến đứt gãy dòng sản phẩm, tăng giá vận chuyển trên nhiều tuyến đường, nhất là khu vực châu u và châu Mỹ.
Xung đột vũ trang giữa Nga – Ukraine khiến giá xăng dầu, nhiên liệu tăng cao, dẫn đến chi phí vận chuyển và nhập khẩu tăng lên, tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp.
Sự bất ổn của thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của chuỗi cung ứng
Bên cạnh đó, chi phí Logistics tại Việt Nam đang cao hơn so với mức trung bình trên thế giới. Điều này làm tăng chi phí hàng hóa, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước khác trong khu vực.
Những hạn chế trong việc áp dụng công nghệ hiện đại
Hạn chế trong việc tiếp cận, áp dụng các công nghệ tiên tiến đang cản bước trong việc phát triển, cải tiến hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại nhiều doanh nghiệp. Cần có các chính sách hỗ trợ hiệu quả để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và ưu đãi cho sản phẩm công nghệ mới.
Hạn chế trong áp dụng công nghệ hiện đại khiến chuỗi cung ứng phát triển kém hiệu quả
Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tạo ra được hành lang vận tải đa phương thức. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa chất lượng cao đang ngày một tăng lên.
Các giới hạn về nhân lực và tài nguyên trong chuỗi cung ứng
Việc tuyển dụng lao động có thể đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn, nhất là với những yêu cầu tìm kiếm lao động tay nghề cao. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý và phát triển chuỗi cung ứng.
Lối đi nào cho doanh nghiệp Việt trong quản lý chuỗi cung ứng & Logistics?
Đứng trước thách thức của chuỗi cung ứng toàn cầu, để giảm thiểu thiệt hại trong tương lai, các doanh nghiệp cần chủ động thích nghi, tăng cường khả năng ứng phó với những biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Lên kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, linh hoạt là việc rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia tiến trình hội hội nhập, tận dụng lợi thế từ các FTA để từng bước tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng Logistics tại Việt Nam
Hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng, doanh nghiệp phải nhận thức chính xác vai trò quan trọng của hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời thúc đẩy tính liên kết, sự minh bạch thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng. Đẩy mạnh ứng dụng phần mềm quản lý 4.0 trong quản lý chuỗi cung ứng và Logistics, tự động hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, cải thiện hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, tích cực tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
Giai đoạn hiện nay, các địa phương đang tập trung phục hồi kinh tế. Các doanh nghiệp cần nắm bắt tình hình và xây dựng ngay các kịch bản sản xuất linh hoạt, đưa ra kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với thực tế. Dẫu vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng việc tích cực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là cơ hội phát triển rất lớn cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam.
Tạm kết
Trên đây, SEC Warehouse đã điểm qua về những thách thức của chuỗi cung ứng toàn cầu và những tác động trực tiếp đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiện nay và tìm ra hướng đi mới cho doanh nghiệp. Đừng quên tiếp tục theo dõi Website sec-warehouse.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về lĩnh vực Logistics và kinh doanh.