Sửa chữa nhà ở là bài toán khó đối với nhiều người. Tuy nhiên, với 9 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Ngôi nhà của bạn đang có dấu hiệu cũ kỹ, hư hỏng, gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt? Đã đến lúc bạn nên lên kế hoạch “làm mới” không gian sống của mình rồi đấy!
Hiện nay, có 3 loại “làm mới” và cải tạo nhà ở phổ biến hiện nay:
- Sửa chữa và duy trì: Thực hiện khi nhà của bạn sau một thời gian sử dụng có một chút hư hỏng nhẹ, nứt sàn, nứt tường, bị rò rỉ nước, tróc sơn tường, hư hỏng vài công trình phụ,… nhưng không làm ảnh hưởng gì đến phần sườn chính của ngôi nhà.
- Tân trang và nâng cấp nhà ở: Khi ngôi nhà của bạn đã quá lỗi thời, cũ kỹ, bạn muốn tân trang không gian sống, thiết kế lại nội thất, sơn lại tường nhà hoặc nhu cầu sử dụng tăng lên cần thêm phòng, xây thêm tầng,…
- Xây dựng lại: Nhà bị hư hỏng nặng khó duy trì, chi phí sửa nhà quá lớn và gần bằng với việc xây nhà mới hay bạn muốn thay đổi toàn bộ kết cấu của ngôi nhà.
Vậy khi bắt đầu sửa chữa và “làm mới” ngôi nhà của mình, bạn cần phải lưu ý những vấn đề gì? Hãy theo dõi bài viết này để có thêm những thông tin hữu ích về kinh nghiệm sửa chữa nhà, bạn nhé!
Các nội dung chính của bài viết
Lên kế hoạch chi tiết và rõ ràng
Trước khi bắt tay vào sửa chữa nhà, bạn cần lập ra một kế hoạch cụ thể, xác định xem bạn nên sử dụng loại hình cải tạo nhà ở nào phù hợp. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ những khía cạnh sau đây:
- Số lượng và vị trí các khu vực cần sửa chữa: Bạn cần xác định những khu vực nào, phòng nào trong ngôi nhà cần được sửa chữa, cải tạo? Số lượng bao nhiêu? Từ đó lên kế hoạch thiết kế và dự trù chi phí một cách chính xác nhất.
- Về mục đích sử dụng sau khi cải tạo xong: Xác định được mục đích sử dụng sau khi cải tạo nhà sẽ ảnh hưởng đến thiết kế cảnh tạo và ngân sách. Ví dụ: nếu mục đích cải tạo nhà ở của bạn là mở rộng phòng khách hoặc nhà bếp, thì buộc một số không gian khác phải thu hẹp lại. Hay mục đích của việc sửa nhà để bán lại thì bạn cần hướng đến mục tiêu tối ưu chi phí sửa chữa và cần phải so sánh chi phí sửa nhà với lợi nhuận mang lại sau khi bán nhà.
- Thời gian sửa nhà: Bạn nên xác định thời điểm nào tiến hành sửa chữa và lúc nào hoàn thiện để có kế hoạch hợp lý nhất.
Việc sửa chữa nhà ở cần được lên kế hoạch chi tiết
Lưu ý vấn đề phong thủy khi sửa nhà
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa đến nay, phong thủy là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình sửa chữa và cải tạo nhà ở. Căn nhà được xem là nền móng của một gia đình, việc sửa chữa nhà ảnh hưởng rất lớn đến cung mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Bạn cần lưu ý vấn đề về phong thủy khi sửa chữa nhà ở
Đánh giá lại kết cấu ngôi nhà
Khi có nhu cầu nâng cấp nhà ở, thêm tầng, thêm phòng, mở rộng diện tích, bạn cần xem xét và đánh giá lại kết cấu ngôi nhà cũ có đủ vững chắc hay không, xem nền móng nhà có thể chịu lực tốt cho các dự án cải tạo mới hay không.
Dự trù ngân sách
Kinh phí luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến quy mô và hình thức sửa chữa nhà ở mà bạn lựa chọn. Bạn nên lập kế hoạch chi tiết các khoản phí sử dụng cho việc sửa nhà để quản lý một cách tốt nhất, tránh lãng phí và phát sinh những khoản phí không đáng có.
Để giúp bạn kiểm soát tốt ngân sách, dưới đây Sài gòn Express sẽ chia sẻ một số chi phí thường có khi sửa nhà:
- Chi phí cho việc thiết kế
- Chi phí để thuê nhà thầu
- Chi phí mua sắm vật tư và nội thất
- Chi phí vận chuyển và lưu kho nội thất tạm thời để phục vụ sửa chữa
- Các chi phí dự phòng khác
Một mẹo hữu ích giúp bạn hoạch định ngân sách hiệu quả, đó là sự thống nhất giữa gia chủ và kiến trúc sư (đơn vị thiết kế) và sửa chữa để chắc chắn bản thiết kế phù hợp với bạn cả về mặt chi phí lẫn kết cấu ngôi nhà hiện tại.
Lựa chọn phong cách thiết kế
Hiện này có rất nhiều phong cách thiết kế nhà từ cổ điển đến hiện đại và đa dạng các xu hướng được ưa chuộng hiện nay như nhà ở thân thiện mới môi trường, sáng tạo với vật liệu xây dựng mới, sử dụng nội thất thông minh hoặc mang đậm dấu ấn cá nhân,… Tuy nhiên bạn cần thống nhất phong cách thiết kế cho cả ngoại thất và nội thất, giữa phần sửa chữa và không sửa chữa để tránh tình trạng khập khiễng, “đầu voi đuôi chuột”.
Nếu bạn quyết định tự mình thiết kế để tiết kiệm chi phí, bạn phải tìm hiểu kỹ về cách thiết kế và bố trí phòng ốc hợp lý với phong thủy căn nhà. Một số lưu ý khi sửa nhà tốt cho phong thủy chẳng hạn như: không đặt bếp đối diện với cửa chính, không để cửa sau đối diện với cửa trước, không nên đặt gương trong nhà một cách tùy tiện,…
Kinh nghiệm chọn nhà thầu khi cải tạo nhà cũ
Hầu như không phải ai cũng có kinh nghiệm sửa nhà (chung cư) nên việc tìm thuê các đơn vị thầu xây dựng là rất cần thiết, giúp quá trình sửa nhà trở nên dễ dàng, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công.
Kinh nghiệm sửa chữa nhà cần lựa chọn nhà thầu uy tín
Để chọn ra một nhà thầu thật sự uy tín, bên cạnh việc tham khảo ý kiến của người quen, bạn có thể “search” thông tin trên Internet, tiếp nhận tư vấn của một số đơn vị, tìm hiểu về trình độ cũng như kinh nghiệm để có những đánh giá chính xác nhất. Nếu quyết định lựa chọn thi công trọn gói thì bạn nên chọn nhà thầu có cam kết không phát sinh chi phí và có tổng ngân sách phù hợp nhất.
Xin giấy phép xây dựng (nếu cần)
Khi sửa chữa nhà ở, không phải lúc nào cũng cần phải xin giấy phép xây dựng. Theo quy định của Pháp luật, nếu bạn muốn thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà, công năng sử dụng hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường, vấn đề an toàn của công trình thì bạn phải xin giấy phép xây dựng và cải tạo.
Khi sửa chữa nhà ở cần thay đổi cấu trúc ngôi nhà thì phải xin giấy phép xây dựng
Chuẩn bị trước khi bắt đầu thi công
Bạn cần hoàn thành các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành cải tạo nhà ở. Chẳng hạn như: vận chuyển đồ nội thất ra khỏi khu vực cần thi công, tìm nơi lưu kho tạm thời đồ đạc cho đến khi công trình hoàn thành, kiểm tra và đảm bảo các điều kiện về điện nước phục vụ cho thi công, chuẩn bị và tập kết vật tư cần thiết,…
Đảm bảo vấn đề vệ sinh và an toàn
Xây dựng hoặc cải tạo nhà luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có thể gặp phải những rủi ro đáng tiếc. Do đó, để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho gia đình và người tu sửa, bạn nên che chắn nội thất trong nhà để tránh bụi bẩn và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.
Tạm kết
Trên đây là một vài lưu ý và kinh nghiệm sửa chữa nhà cực hữu dành cho những ai đang có ý định cải tạo, làm mới lại không gian sống của mình. SEC Warehouse hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
Và nếu bạn đang cần một nơi để lưu trữ tạm thời đồ nội thất trong quá trình tu sửa nhà ở, hãy liên hệ với SEC Warehouse. Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho thuê kho Mini ngắn hạn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bạn. Ngoài ra còn có tiện ích vận chuyển bằng xe tải với cước phí siêu tiết kiệm dành cho khách hàng lưu kho. Liên hệ ngay để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết.