Bạn đang cần thuê kho lưu trữ hàng hóa, đồ đạc nhưng đang băn khoăn không biết kích cỡ không gian mình cần là bao nhiêu?. Để chọn vừa đủ nhu cầu của mình, là một người thuê kho thông thái, bạn cần nắm được những lưu ý sau!
Các nội dung chính của bài viết
1. Hiểu rõ cách tính không gian thuê kho
Hiện nay các cơ sở lưu trữ hàng hóa có nhiều cách tính không gian thuê kho cho khách hàng. Tùy thuộc vào cấu trúc kho và loại hàng hóa mà khách hàng lưu trữ. Để không rơi vào tình trạng thuê quá rộng hoặc quá chật, bạn cần nắm được các cách tính cơ bản:
- Thuê kho theo m2: Thường được tính trên cơ sở diện tích sàn hoặc mặt phẳng nhất định. Để tính sẽ lấy dài X rộng. Chiều cao chất hàng thường sẽ bị giới hạn để đảm bảo an toàn (chiều cao tùy thuộc vào thỏa thuận với kho hàng).
- Thuê kho theo m3: Để tính thể tích thuê, bạn sẽ lấy dài X rộng X cao. Như vậy 1 m3 sẽ tương ứng với không gian có chiều dài 1 mét, rộng 1 mét và cao 1 mét. Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng 1m3 sẽ lớn hơn chiếc máy giặt của bạn 1 chút! Thường hàng hóa sẽ đặt trên các ô kệ có thể tích chuẩn.
- Thuê kho theo kích thước hàng hóa: Thường áp dụng với những máy móc lớn hoặc hàng hóa có hình dáng phức tạp, khó quy đổi ra m2 hay m3. Phía thuê kho sẽ ước tính và đưa ra giá lưu trữ cụ thể.
2. Lựa chọn hình thức thuê kho
Sau khi đã nắm được cách tính không gian thuê kho, bạn cần đối chiếu lại với loại hàng hóa mà mình đang dự định lưu trữ để chọn ra phương thức phù hợp. Ví dụ Hàng hóa của bạn nặng không thể chất chồng, nên thuê m2. Nếu hàng hóa nhỏ, có nhiều thùng, nhẹ và có thể chồng lên nhau, tốt nhất nên thuê m3,…
Đặc biệt, trường hợp hàng hóa của bạn hay biến động, thường xuyên xuất nhập, tốt nhất hãy tìm hiểu xem cách tính giá thuê kho như thế nào. Còn phương thức thuê kho tự quản sẽ phù hợp với doanh nghiệp có hàng hóa giá trị, quy trình quản lý đặc thù và thời điểm xuất nhập không ổn định. Như vậy doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong khâu quản lý hàng.
3. Tự tính không gian thuê kho
Bước tiếp theo đó là tính toán không gian mà bạn sẽ thuê.
- Nếu các thùng hàng bằng nhau, tính thể tích từng thùng và nhân lên số lượng tương ứng.
- Nếu đồ đạc có kích thước khác nhau, hãy ước chừng chiều cao và diện tích đáy
Lưu ý, bạn nên thuê phần diện tích lớn hơn 1 chút so với nhu cầu thực của mình. Ví dụ như đo là 33 m3, nên thuê 35 m3.
Điều này nhằm mục đích tạo khoảng không gian thông thoáng, “trừ hao” trong trường hợp lưu hàng nhiều hơn dự tính, giúp hàng hóa không bị chèn ép. Bộ phận kế toán cũng không phải phiền phức tính toán tiền lưu kho thêm bớt hàng tháng.
4. Đến khảo sát kho
Một cuộc hẹn đến khảo sát kho không chỉ giúp bạn có cái nhìn trực quan sinh động hơn. Bạn sẽ dễ hình dung về kích cỡ không gian hơn.
Hãy quan sát hàng hóa hiện có trong kho. Thể tích mỗi kệ và cách sắp xếp, bố trí hàng trên các ngăn kệ. Cách họ sắp xếp, tổ chức hàng hóa trong kho cũng sẽ là cách họ áp dụng với hàng hóa của bạn trong tương lai.
Nhớ nắm rõ Các tiêu chuẩn khảo sát kho hàng để lựa chọn được địa điểm tốt nhất bạn nhé!
5. Nhờ tư vấn của dịch vụ lưu trữ
Tư vấn viên sẽ hiểu rõ nhất về các cách thức lưu trữ và có kinh nghiệm trong việc tính toán không gian. Lúc này bạn chỉ cần chia sẻ với họ về nhu cầu của mình, tính chất hàng hóa, số lượng và kích thước. Đừng quên so sánh giữa kích cỡ bạn tự tính với kích cỡ gợi ý của nhân viên kho nhé! Nếu có sự chênh lệch quá lớn bạn cần xác minh lại.
Danh sách các câu hỏi cần đặt ra khi đi thuê kho sẽ hữu ích cho bạn lúc này!
Hy vọng với sự hiểu biết của bản thân, cùng với quá trình tư vấn của nhân viên, bạn sẽ lựa chọn được kích cỡ không gian lưu trữ phù hợp với hàng hóa của mình.