Với tiềm năng mang lại lợi ích thiết thực trong quản lý, giám sát thông tin hiệu quả, chính xác, ứng dụng công nghệ Blockchain trong Logistics đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Các nội dung chính của bài viết
Công nghệ Blockchain là gì?
Công nghệ Blockchain là một cơ chế tổ chức cơ sở dữ liệu hiện đại cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới hệ thống. Blockchain lưu trữ dữ liệu trong các khối được liên kết với nhau trong cùng một chuỗi. Dữ liệu thường có sự nhất quán theo trình tự thời gian, người dùng không thể tùy ý xóa hoặc thay đổi chuỗi mà không có sự đồng thuận từ mạng lưới. Công nghệ này được nghiên cứu và thử nghiệm đối với nhiều ngành nghề, điển hình là lĩnh vực tài chính. Trong lĩnh vực Logistics, việc ứng dụng công nghệ Blockchain cũng là mối quan tâm hàng đầu của những tập đoàn công nghệ và Logistics lớn trên thế giới.
Blockchain lưu trữ dữ liệu trong các khối được liên kết với nhau thành một chuỗi
Công nghệ Blockchain trong Logistics
Logistics bao gồm các hoạt động liên quan tới vận tải giao nhận, kho, thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, bàn giao hàng qua các kênh phân phối… Logistics không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế quốc gia, mà còn mở ra cơ hội kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn trong ngành Logistics còn phụ thuộc vào EDI hay APIS để trao đổi dữ liệu xác thực một cách an toàn và tăng tính bảo mật của các hoạt động trong ngành. Điều này là nguyên nhân gây nên một số nhầm lẫn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng khi quá phụ thuộc vào các hệ thống này. Vì thế, các đơn vị Logistics ngày nay vẫn còn gặp nhiều trở ngại như sai sót về thông tin khi nhập liệu, các vấn đề về liên kết hệ thống.
Bên cạnh đó, việc quản lý, kiểm soát thời gian, lộ trình giao nhận và chất lượng hàng hóa vẫn chưa được tối ưu. Nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu những vấn đề nêu trên, công nghệ Blockchain được xem là giải pháp giúp lĩnh vực Logistics hoạt động tối ưu hơn.
Những xu hướng ứng dụng công nghệ Blockchain trong Logistics hiện nay
Để đẩy mạnh tối ưu hóa hoạt động của ngành Logistics với thông tin dữ liệu được liên kết xuyên suốt trong tương lai, hiện nay, chính phủ các nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho phép doanh nghiệp và tư nhân hoạt động, cung cấp sản phẩm, dịch vụ ứng dụng Blockchain, có thể kể đến như:
Xác thực dữ liệu nhanh chóng, chính xác với công nghệ Blockchain
Trong tương lai, với công nghệ Blockchain, toàn bộ mạng lưới cung cấp dữ liệu sẽ được tổ chức rõ ràng hơn. Nền tảng Blockchain giúp nâng cao tính minh bạch, rõ ràng của dữ liệu. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ sẽ dễ dàng hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào EDI hoặc APIS như trước đây. Tính xác thực, hợp pháp của sản phẩm, dịch vụ sẽ không bị thay đổi trong hệ thống Blockchain nếu chưa có sự cho phép của các bên liên quan như nhà sản xuất, phân phối, đơn vị bán hàng nhằm kiểm chứng dòng chảy cung ứng.
Công nghệ Blockchain kết hợp cùng AI và IoT để giám sát sức chứa
Kết hợp với IoT và AI, ứng dụng công nghệ Blockchain trong Logistics sẽ làm tăng hiệu quả một cách mạnh mẽ, hữu ích trong việc giám sát sức chứa vận chuyển. Cụ thể, cảm biến IoT gắn ở các phương tiện vận tải giúp công ty vận chuyển xác định được các lô hàng chiếm dụng bao nhiêu không gian. Từ đó xác định phương tiện vận tải và mức giá cước phù hợp.
Công nghệ Blockchain còn giúp đảm bảo tính vẹn toàn của sản phẩm có giá trị đang trên đường vận chuyển. Đồng thời, ghi nhận toàn bộ dữ liệu toàn bộ quá trình vận chuyển. Các dữ liệu này sẽ được truyền ngay lập tức đến hệ thống Blockchain giúp các bên liên quan có thể theo dõi, giám sát an toàn và xác định chính xác sức chứa vận tải.
Công nghệ Blockchain kết hợp với AI và IoT hỗ trợ giám sát sức chứa vận chuyển
Theo dõi lịch sử vận chuyển với Blockchain
Bên cạnh việc giúp xác định sức chứa hàng hoá của phương tiện vận chuyển, công nghệ Blockchain trong Logistics còn được ứng dụng để giám sát lịch sử hoạt động của phương tiện. Dựa trên những thông số, thông tin được lưu trên hệ thống, Blockchain có thể theo dõi, xác thực các thông tin liên quan hiệu suất, lịch sử bảo trì của phương tiện. Nhờ đó các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp về vận chuyển giao nhận và Logistics sẽ xác định được quy chuẩn của phương tiện để có kế hoạch lựa chọn để vận chuyển hàng hoá.
Blockchain kết hợp IoT và V2V vận hành liên lạc giữa các phương tiện
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trong ngành Logistics triển khai công cụ V2V (Vehicle to Vehicle Communications) giúp các phương tiện vận tải có thể liên lạc, phối hợp nhau như một đội. Khi công nghệ Blockchain kết cùng IoT kết hợp cùng V2V sẽ hỗ trợ việc lưu trữ thông tin và liên lạc giữa các phương tiện trở nên dễ dàng và hợp lý hoá hoạt động vận chuyển ở quy mô lớn, thậm chí là toàn cầu. Ví dụ như: Sắp xếp dữ liệu các cuộc hội thoại một cách hợp lý, giúp bảo mật tốt hơn, đảm bảo tính minh bạch giúp hoạt động vận chuyển được thực hiện một cách an toàn hơn.
Blockchain kết hợp cùng IoT và V2V trong vận hành liên lạc giữa các phương tiện
Giảm chi phí, rủi ro, các thủ tục rườm rà với Blockchain Smart Contract
Các bên trung gian can thiệp vào quá trình vận chuyển hàng hoá, cũng như ảnh hưởng các thủ tục hành chính, điều khoản hợp đồng… là vấn đề không hề mới trong Logistics. Theo thống kê, các đơn vị Logistics trung bình phải chờ 42 ngày để nhận được khoản thanh toán. Vì vậy, ứng dụng công nghệ Blockchain trong Logistics sẽ mang đến nhiều lợi ích điển hình như tự động hóa hoạt động giao dịch khi hợp đồng thông minh được mã hoá qua Blockchain.
Blockchain giúp bên mua và bên bán xác minh lô hàng thông qua Blockchain, giúp bên mua thực hiện chuyển các khoản thanh toán tự động cho bên bán mà không cần hỗ trợ của bên thứ ba. Điều này sẽ giảm thiểu sự can thiệp của các bên trung gian trong quá trình thực hiện giao dịch. Đồng thời, cắt giảm chi phí và rút ngắn thời gian hoàn thành giao dịch. Ứng dụng công nghệ Blockchain, việc thanh khoản cũng trôi chảy, nhanh chóng hơn khi chỉ mất tầm 1-2 ngày.
Tạm kết
Trên đây là một số thông tin về công nghệ Blockchain và ứng dụng như thế nào trong Logistics. Hy vong bài viết này đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích dành cho bạn đọc. Và đừng quên tiếp tục theo dõi Website sec-warehouse.vn để cập nhật những bài viết mới về lĩnh vực Logistics nói chung và cho thuê kho bãi nói riêng.