Thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không? Đây là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp vì vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh.
Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu cho thuê kho bãi cũng ngày một tăng cao để phục vụ tốt nhất cho các hoạt động lưu trữ, phân phối và kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn còn đang băn khoăn về vấn đề khi thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của SEC Warehouse?
Các nội dung chính của bài viết
Kho chứa hàng có phải địa điểm kinh doanh không?
Xét theo chức năng kinh doanh, kho là nơi lưu trữ hàng hoá và các loại trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu,… sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Trong một vài trường hợp, kho chứa hàng có thể phát sinh hoạt động kinh doanh với khách hàng, đối tác. Nên xét về pháp lý, kho chứa hàng còn được hiểu là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
Kho chưa shangf có thể được xem là một địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định có 3 hình thức đơn vị phụ thuộc:
- Chi nhánh
- Văn phòng đại diện
- Địa điểm kinh doanh
Theo khoản 3, Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2020: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể. Thuê kho chứa hàng mặc dù không phải kinh doanh trực tiếp nhưng để thuận tiện hơn trong quá trình hoạt động, nhất là kê khai thuế, nhiều công ty sẽ đăng kinh doanh cho kho được thuê. Thông thường, doanh nghiệp có thể đăng ký theo hình thức, đó là chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
Thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không?
Doanh nghiệp khi thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không? Câu trả lời là nên đăng ký kho chứa hàng là địa điểm kinh doanh vì một số lý do sau:
Thứ nhất, về chức năng kinh doanh, kho chứa hàng có chức năng lưu giữ hàng hóa và có thể trở thành điểm kinh doanh hàng hóa khi cần.
- Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
- Theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh là thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ, tiện ích nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Trụ sở chính hay địa điểm kinh doanh là nơi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
- Theo điểm a, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác ngoài trụ sở hoặc chi nhánh.
Nếu bạn thuê một nhà kho tại địa điểm nào đó để làm nơi chứa hàng của công ty thì theo các quy định kể trên về địa điểm kinh doanh và hoạt động kinh doanh, thì kho chứa hàng là một đơn vị phụ thuộc.
Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục thông báo và kê khai về địa điểm kinh doanh mới thành lập trực thuộc doanh nghiệp với cơ quan thuế để quản lý.
Thứ hai, doanh nghiệp thuê kho có hợp đồng, hóa đơn và chứng từ thanh toán đầy đủ nhưng không thực hiện đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, không nộp thuế môn bài thì chi phí thuê kho sẽ bị loại khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Rủi ro khi thuê kho không đăng ký địa điểm kinh doanh
Thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không? Không phải lúc nào cũng bắt buộc phải đăng ký địa điểm kinh doanh khi thuê kho nhưng tốt nhất bạn vẫn nên thực hiện đăng ký. Nếu không sẽ có thể xảy ra một số rủi ro chẳng hạn như:
- Nếu có vấn đề tranh chấp xảy ra, có liên quan đến pháp luật thì doanh nghiệp sẽ không được bảo vệ.
- Nếu không đăng ký địa điểm kinh doanh, khi có người quản lý thị trường đến kiểm tra, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Theo Điều 54 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP, phí phạt khi doanh nghiệp không đăng ký địa điểm kho hàng mà hoạt động trái phép được quy định như sau:
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Kinh doanh tại địa điểm mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp (địa điểm kinh doanh thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh) hoạt động kinh doanh.
- Nếu có xảy ra vi phạm Pháp luật về thuế thì sẽ xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực thuế;
- Chấm dứt hoạt động tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Chuyển chi nhánh, trụ sở, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi mà chi nhánh, văn phòng đại diện được chuyển đến.
Để khắc phục hậu quả trong trường hợp trên, doanh nghiệp buộc phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều luật này.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh/chi nhánh khi thuê kho
Một số lưu ý và thủ tục khi đăng kí địa điểm kinh doanh/chi nhánh khi thuê kho
Lưu ý về thuê kho có phải đăng ký địa điểm
Để quá trình đăng ký địa điểm kinh doanh khi thuê kho diễn ra một cách thuận lợi, doanh nghiệp các chú ý một số điều sau:
- Kho chứa hàng cần có giấy tờ đăng ký quyền sử dụng đất
- Có hợp đồng cho thuê rõ ràng giữa các bên và có giá trị pháp lý
- Kho chứa hàng chính chủ và không nằm trong diện bị kê biên tài sản
- Không liên quan bất kỳ tranh chấp về pháp lý giữa các bên nào khác về nhà kho chuẩn bị thuê
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ về thủ tục đăng ký kinh doanh tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Đồng thời, thông báo thành lập địa điểm kinh doanh cũng có nêu rõ các danh mục thông tin mà doanh nghiệp cần cung cấp theo Phụ lục số II-7 – Thông báo về việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh/ chi nhánh, đính kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Hồ sơ đăng ký địa điểm khi doanh theo hình thức chi nhánh
- Biên bản họp/quyết định của chủ sở hữu hoặc đại hội cổ đông
- Thông báo thành lập chi nhánh mới
- Bản sao các giấy tờ chứng thực của chủ doanh nghiệp
- Văn bản uỷ quyền hoặc hợp đồng sử dụng dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký
- Bản sao các giấy tờ chứng thực của cá nhân/đơn vị được uỷ quyền làm thủ tục
Hồ sơ đăng ký địa điểm khi doanh theo hình thức địa điểm kinh doanh
- Thông báo của doanh nghiệp về việc thành lập địa điểm kinh doanh mới
- Văn bản uỷ quyền hoặc hợp đồng sử dụng dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký
- Bản sao các giấy tờ chứng thực của cá nhân/ đơn vị được uỷ quyền
Các bước đăng ký địa điểm kinh doanh khi thuê kho
Doanh nghiệp thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh, tuân thủ đúng thủ tục và quy định của Pháp luật. Điều này đã được Nhà nước quy định rõ trong Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, với các bước như sau:
- Bước 1: Thực hiện gửi thông báo thành lập chi nhánh/ địa điểm kinh doanh mới của doanh nghiệp đến phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc địa phương.
- Bước 2: Trong thời gian 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ cập nhật lên hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia. Và nếu ngược lại, thì doanh nghiệp sẽ phải sửa đổi và bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh/ địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải khai thuế môn bài, thuế TNDN, thuế GTGT cho kho chứa hàng.
Tạm kết
Trên đây là lời giải cho câu hỏi “Thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không?” và một số thông tin hữu ích xung quanh vấn đề. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã có thể giải đáp được thắc mắc của mình và hiểu rõ về quy trình thủ tục đăng ký chi nhánh/ địa điểm kinh doanh cho kho chứa hàng.
Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của sec-warehouse.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức pháp luật cũng như kinh nghiệm hữu ích về lĩnh vực cho thuê kho bãi nói riêng và hậu cần Logistics nói chung.