Ngày nay việc lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu từ trong nước ra ngoài nước và ngược lại ngày càng thuận tiện nhờ chính sách mở cửa của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, để việc lưu thông hàng hóa diễn ra suôn sẻ thì một trong những công đoạn quan trọng không thể bỏ qua đó là xác minh xuất xứ hàng hóa hàng hóa. Vậy xuất xứ hàng hóa là gì? Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Cùng SEC Warehouse tìm hiểu qua các thông tin dưới đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa (tên tiếng Anh là Certificate of Origin và thường viết tắt là CO) là một thuật ngữ kinh tế chỉ về nguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa, nơi thực hiện công đoạn gia công cuối cùng đối với hàng hóa (trong trường hợp có nhiều quốc gia tham gia sản xuất).
2. Mục đích của việc xác định xuất xứ hàng hóa
2.1 Xác định thuế ưu đãi
Dựa vào xuất xứ hàng hóa để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không. Đối với chính sách thương mại của một quốc gia và thỏa thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt để áp dụng chính sách ưu đãi về thuế.
Cụ thể, việc vận dụng các mức thuế khác nhau như thuế ưu đãi, thuế bình thường hay thuế trả đũa. Bên cạnh đó việc xác định xuất xứ hàng hóa còn liên quan đến thủ tục hải quan được xử lý nhanh hay chậm như:
- Nếu sản phẩm được xuất xứ đến từ các nhóm trong nước thì thủ tục có thể đơn giản.
- Nếu sản phẩm được xuất xứ từ các nhóm ngoài nước thì có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ lưỡng hơn.
2.2 Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá
Xác định xuất xứ hàng hóa có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể khác.
Trong các trường hợp, khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác. Việc xác định xuất xứ hàng hóa giúp các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi hơn.
2.3 Thống kê thương mại của một quốc gia
Xuất xứ hàng hóa là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định xuất xứ giúp cho việc thống kê các số liệu thương mại hằng năm dễ dàng hơn.
Trên cơ sở này, các cơ quan thương mại duy trì được hệ thống hạn ngạch. Bên cạnh đó, việc xác định xuất xứ hàng hóa là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng, nhất là đối với những sản phẩm thô và đặc sản.
3. Quy định để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu-nhập khẩu
Căn cứ pháp lý của thông tư số 38/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu-nhập khẩu được thể hiện rõ như sau:
3.1 Quy định chung
- Phạm vi điều chỉnh: Thông tư thể hiện quy định về các yếu tố như quy định hồ sơ xác định trước xuất xứ, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục, nội dung kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối tượng áp dụng của quy định về xuất xứ hàng hóa là:
- Thương nhân
- Cơ quan quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
- Cơ quan kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức giám định xuất xứ hàng hóa.
- Tổ chức và cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại
3.2 Hồ sơ xác định trước xuất xứ, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa bao gồm:
- Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Bản kê nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng hóa.
- Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất hàng hóa hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cung cấp.
- Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan
- Khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được căn cứ vào các trường hợp cụ thể sau:
- Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:
- Đối với tờ khai hải quan điện tử: người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử.
- Đối với tờ khai hải quan giấy: người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.
- Trường hợp chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:
- Đối với tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử. Khi nộp bổ sung chứng từ người khai hải quan phải cung cấp thông tin về số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai bổ sung.
- Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan. Khi nộp bổ sung chứng từ người khai hải quan phải cung cấp bổ sung số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:
- Các trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
- Hàng hóa xuất khẩu
- Hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng hóa quy định
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp quy định miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Người khai nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên trong trường hợp người khai chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì:
- Trong trường hợp tại thời điểm khai hải quan không có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa người khai hải quan phải bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VK(KV) tại thời điểm khai báo thủ tục hải quan, người khai bổ sung và nộp chứng từ xuất xứ hàng hóa trong vòng 01 năm từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3.3 Kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
- Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
Cơ quan Hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nếu nghi ngờ hoặc có căn cứ xác định thông tin xuất xứ hàng hóa không đúng nội dung của người khai hải quan thì xử lý vi phạm theo quy định.
Trong trường hợp nghi ngờ về nội dung khai xuất xứ hàng hóa không đúng, Chi cục Hải quan có thể đề nghị người khai hải quan cung cấp các giấy tờ để chứng minh bao gồm:
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Quy trình sản xuất.
- Bảng kê chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào, trị giá sản phẩm đầu ra kèm hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “tỷ lệ phần trăm giá trị”.
- Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “chuyển đổi mã hàng hóa”.
- Thủ tục xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký khai hải quan gửi đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan đến xuất xứ hàng hóa thông quan hệ thống điện tử hải quan hoặc bằng văn bản.
- Trong trường hợp, Cục hải quan tỉnh – thành phố nơi đăng khai hải quan nhận được kết quả về các thông tin đề nghị xác minh thì gửi ngay cho chi cục hải quan để thông báo cho người khai được biết và đồng thời báo kết quả về cho Tổng cục Hải quan.
- Trong trường hợp, không nhận được kết quả trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nộp đơn thì Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan có thể thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định.
- Thủ tục kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành quy định kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu được gửi cho người sản xuất thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc gửi bằng thư hay fax. Thời gian kiểm tra cơ sở không quá 10 ngày làm việc.
Nếu người sản xuất không chấp hành kiểm tra thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo quy định. Nội dung kiểm tra bao gồm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hợp đồng mua bán hay hợp đồng gia công, bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí, bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất và các chứng từ liên quan khác.
- Xử lý kết quả kiểm tra, xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
- Trường hợp kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất và các thông tin cũng như giấy tờ phù hợp với nội dung khai xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan về xuất xứ hàng hóa.
- Trường hợp kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất chưa cung cấp đầy đủ các giấy tờ và nội dung giải trình thì cơ quan hải quan căn cứ vào các hồ sơ và giấy tờ hiện có để xử lý theo quy định.
- Trường hợp có sự nghi ngờ người khai hải quan xuất xứ hàng hóa không chính xác thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công Thương để xử lý theo quy định.
- Kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
Được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan, người có thẩm quyền xác minh là người ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan.
3.4 Kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
- Căn cứ kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:
Để kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định dựa vào các yếu tố sau:
- Quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
- Điều ước quốc tế mà Việt nam là nước thành viên.
- Các thông tư hướng dẫn thực hiện các hiệp định thương mại tự do của Bộ Công Thương.
- Nội dung khai của người khai báo hải quan.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu.
- Kiểm tra hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:
Cơ quan Hải quan chỉ chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp theo các hình thức sau:
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có ghi dòng chữ “ORIGINAL” ở dạng chứng từ giấy hoặc điện tử.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có chữ ký của người sản xuất hoặc người xuất khẩu, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Cơ quan hải quan kiểm tra các nội dung cần có trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
- Người xuất khẩu, người nhập khẩu
- Phương tiện vận tải
- Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa
- Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa
- Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa
- Ngày tháng năm cấp chứng nhận chứng từ xuất xứ hàng hóa
- Chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ:
Cơ quan Hải quan chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được cấp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước trung gian đến Việt Nam hoặc giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa từ đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế và đăng ký nhiều tờ khai hải quan cho một lô hàng
- Kiểm tra điều kiện vận tải trực tiếp
Các chứng từ chứng nhận điều kiện vận tải trực tiếp phải cung cấp cho cơ quan Hải quan là:
- Chứng từ do cơ quan hải quan, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ.
- Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh.
- Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container thì xem xét chứng nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và thông tin tra cứu trên e -manifest để biết chi tiết.
- Xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có quyền xác minh xuất xứ hàng hóa và đề nghị người khai hải quan cung cấp các chứng nhận, giấy tờ, tài liệu ,..để xác minh thông tin xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
- Kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu:
Để tiến hành kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu, Tổng cục Hải quan phải tiến hành gửi văn bản thông báo kế hoạch kiểm tra tới người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra trực tiếp.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo về kế hoạch kiểm tra nhưng không nhận được văn bản chấp thuận của người xuất khẩu hoặc người sản xuất thì cơ quan hải quan sẽ từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.
- Xử lý kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa:
Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, giải trình của người khai hải quan; cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; hoặc người sản xuất, người xuất khẩu; hoặc kết quả kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ để xác định tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Cơ quan hải quan nếu đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu sẽ không được giảm thuế hoặc là không được thông qua và được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Việc trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chỉ áp dụng cho trường hợp lô hàng đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa nhiều lần.
Thủ tục để thực hiện trừ lùi là sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để lập phiếu theo dõi trừ lùi. Công chức hải quan tra cứu nội dung phiếu theo dõi trừ lùi trên hệ thống, cập nhật số lượng số trừ lùi vào phiếu theo dõi trừ lùi tương ứng với số lượng hàng hóa được nhập khẩu vào nội địa.
- Kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa hàng nhập khẩu:
Hàng hóa nhập khẩu khi được thông quan nhưng phải trải qua một bước kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan thì mới được nhập khẩu.
[TẢI VỀ] THÔNG TƯ SỐ 38/2018/TT-BCT QUY ĐỊNH VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã hiểu được xuất xứ hàng hóa và các quy định để xác định xuất xứ hàng hóa giúp quá trình xuất nhập khẩu được diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo xuất nhập khẩu là gì và các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu.