.Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không có nhiều khó khăn. Nhưng nếu không biết cách làm thủ tục doanh nghiệp sẽ bị mất rất nhiều thời gian xoay sở. Sau đây là hướng dẫn cách làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chi tiết nhất năm 2021, các bạn tham khảo để tránh các vướng mắc pháp lý nhé.
Các nội dung chính của bài viết
Các loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm phục vụ nhu dinh dưỡng, tăng trưởng về đường ăn, uống của các loài gia súc, gia cầm vật nuôi. Hiện thị trường thức ăn chăn nuôi khá đa dạng, chung quy lại có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm thức ăn truyền thống
- Nhóm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
- Nhóm thức ăn đậm đặc
- Nhóm thức ăn bổ sung
Các văn bản pháp luật cần tham khảo khi tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Để thực hiện các thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp hoặc người nhập khẩu phải nắm được các quy định pháp luật hiện hành được nêu rõ trong các văn bản pháp luật. Sau đây là một số văn bản mà bạn có thể tham khảo, tra cứu:
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
- Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi
Hai nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nhập khẩu
Đối với thức ăn chăn nuôi, khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ được chia thành 2 nhóm chính. Đó là nhóm thức ăn đã có trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam và nhóm thức ăn chưa có trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam. Đối với mỗi nhóm sẽ có những trình tự khác nhau khi làm thủ tục. Theo mục 7, Chương II, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT quy định:
- Đối với thức ăn gia súc, gia cầm đã được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo các quy định của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Đối với thức ăn gia súc, gia cầm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận thức ăn gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam của Cục Chăn nuôi và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT. Việc công nhận chất lượng thông qua một trong hai hình thức sau:
a) Công nhận chất lượng thông qua thẩm định hồ sơ.
b) Công nhận chất lượng thông qua khảo nghiệm.
Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp phépthủ tục nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm
Theo Điều 26, mục 7, chương II, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT, thành phần hồ sơ để làm các thủ tục cấp phép nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm bao gồm.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu gồm:
- a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định;
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
- Nhãn của sản phẩm;
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương. Hoặc phiếu kết quả thử nghiệm phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng;
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy in, thiết bị in ấn mới nhất 2021
2. Nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:
a. Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm gồm:
- Đơn đề nghị nhập khẩu;
- Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (bản chính).
b. Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm gồm:
- Đơn đề nghị nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm
- Bản sao chụp Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là các phòng thử nghiệm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu:
- Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản);
- Bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam; bản sao chụp văn bản của Cục Chăn nuôi về việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn hoặc áp dụng chế độ kiểm tra giảm (nếu có).
4. Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Sau khi sản phẩm được giấy đăng kiểm dịch và kiểm tra chất lượng doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan. Hồ sơ nhập khẩu sẽ bao gồm
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Hóa đơn cước biển (phụ phí)
- Giấy đăng ký kiểm dịch,
- Giấy kiểm tra chất lượng v.v..
Trường hợp nếu giấy tờ hợp lệ, lô hàng sẽ được nhập về. Và trường hợp hàng hoá cần được kiểm tra thực tế thì doanh nghiệp tiếp tục chờ kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm dịch. Nếu đạt yêu cầu sẽ được xuất cảng, còn nếu không đạt yêu cầu sẽ bị tái xuất.
Trên đây là những chia sẻ của SEC Warehouse về những thủ tục và nội dung liên quan đến việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được cập nhật mới nhất. Hy vong những thông tin chúng tôi sẽ giúp ích cho công việc của doanh nghiệp các bạn nhé!