Chính sách, quy định và hồ sơ, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện vào thị trường Việt Nam chính là điều mà SEC Warehouse sẽ chia sẻ với bạn qua bài viết này.
Dây cáp điện là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại hiện nay. Tại Việt Nam, mặt hàng này không chỉ được sản xuất trong nước mà còn nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Italia, Hàn,… với nhiều chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu của thị trường. Vậy bạn có biết việc nhập khẩu dây cáp điện sẽ chịu ảnh hưởng từ những chính sách và quy định nào? Chi tiết hồ sơ và thủ tục nhập khẩu dây cáp điện ra sao? Hãy cùng SEC Warehouse tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Mã HS của dây cáp điện
Trước khi tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu dây cấp điện, bạn cần nắm được mã HS của dây cáp điện để xác định dược chính sách thuế nhập khẩu tương ứng.
Cụ thể, mặt hàng dây cáp điện nói chung có mã HS được quy định ở chương 85 của Biểu Thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Mã 8544: Dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục có cách điện). Đây cũng là mã HS đối với cáp sợi quang, cáp các bó sợ đơn được bọc vỏ từng sợi, các loại dây cáp đã hoặc chưa gắn đầu nối.
- Mã 85442021: Dây cáp cách điện chưa được gắn đầu nối. Thường các dạng dây cáp này sẽ được dùng cho mức điện áp từ 66kV trở xuống. Đây cũng là mã HS đối với dây cáp điện có cách điện bằng cao su hoặc Plastics.
Để xác định chính xác mã HS của dây cáp điện, bạn cần căn cứ vào thành phần cấu tạo, tính chất, công năng,… Theo quy định của Pháp luật hiện hành, căn cứ vào mã HS của mặt hàng có thể xác định mức thuế nhập khẩu phải đóng vào thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở tài liệu kỹ thuật, Catalogue hoặc kết quả kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết quả kiểm định chất lượng là cơ sở pháp lý để áp mã HS cho mặt hàng.
Tham khảo thêm: Mã HS Code là gì? Cách tra cứu mã HS Code chuẩn xác nhất
2. Thuế nhập khẩu mặt hàng dây cáp điện như thế nào?
Khi làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện vào Việt Nam, bạn cần nộp nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT):
- Thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng dây cáp điện hiện nay khoảng 10%.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với dây cáp điện là 10%.
Nếu sản phẩm dây cáp điện được nhập khẩu từ các khu vực, quốc gia có ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, bạn sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi áp đứng đủ các điều kiện trong hiệp định. Hiện nay, Việt nam đã ký kết hiệp định tự do thương mại với hơn 50 quốc gia. Bạn nên tìm hiểu kỹ về điều này để được hưởng những ưu đãi tốt nhất.
3. Các quy định về nhập khẩu dây cáp điện
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, dây cáp điện không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm xuất – nhập khẩu. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu dây cáp điện theo quy định như nhiều mặt hàng khác.
Các loại dây cáp điện cần phải kiểm tra chuyên ngành
Căn cứ vào Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN, hàng hoá là dây điện bọc nhựa PVC có điện áp định mức từ 450/750V trở xuống sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của Bộ Khoa học Công nghệ khi muốn làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện vào thị trường Việt Nam.
Theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN cho biết dây cáp điện bọc nhựa PVC có điện áp định danh từ 450/750V trở xuống sẽ phải kiểm tra chất lượng khi là hàng hoá ngoại giao, quà biếu, quà tặng, hành lý cá nhân, hàng triển lãm hội chợ, thiết bị phục vụ dự án về an ninh quốc phòng,…
Loại dây cáp điện được miễn kiểm tra chuyên ngành
Khi làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, bạn cần lưu ý những loại nào sẽ được miễn kiểm tra chất lượng:
- Dây cáp điện không thuộc phạm vi Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN: Cụ thể, các loại dây cáp điện có đầu nối sẵn thương áp dụng trong các thiết bị là sản phẩm của quá trình sản xuất hoàn chỉnh.
- Dây cáp điện thuộc danh mục hàng hoá 2, là các mặt hàng được quản lý dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Loại dây cáp điện không bọc nhựa PVC mà bọc bằng vật liệu cách điện khác.
4. Làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện cần chuẩn bị những loại hồ sơ gì?
Hồ sơ nhập khẩu dây cáp điện về Việt Nam bạn cần chuẩn bị đủ các loại giấy tờ chứng từ như sau:
- Hoá đơn thương mại
- Hợp đồng thương mại
- Danh mục đóng gói hàng hoá
- Tờ khai Hải quan
- Vận tải đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Catalogue, tài liệu mô tả chi tiết hàng hoá (nếu có)
- Hồ sơ kiểm tra chất lượng theo quy định đã trình bày ở trên
- Các loại giấy tờ, chứng từ khác (nếu được Hải quan yêu cầu)
Trên đây là những giấy tờ, chứng từ cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện vào Việt Nam. Trong đó, quan trọng nhất chính là tờ khai Hải quan, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng. Các chứng từ còn lại bạn có thể bổ sung thêm khi được Hải quan yêu cầu.
5. Hướng dẫn quy trình thủ tục nhập khẩu dây cáp điện
Để quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu dây cáp điện diễn ra một cách thuận lợi, bạn có thể tham khảo quy trình gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết (đã trình bày ở trên) và khai tờ khai Hải Quan.
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá.
Để đăng ký kiểm tra chất lượng, bạn vào Cổng thông tin một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/) để đăng ký. Hoặc đăng ký trực tiếp thông qua Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Đặc biệt, đối với những đơn hàng nhập khẩu quá ít, bạn có thể làm đơn xin được miễn kiểm tra chất lượng chuyên ngành.
Bước 3: Nộp hồ sơ lên Cục Hải quan
Sau khi đã đăng ký kiểm tra chất lượng và đã được thông qua, bạn nộp bộ hồ sơ bao gồm cả chứng nhận nêu trên cho Hải quan để xét duyệt xem hàng hoá có được thông quan hay không.
Với những đơn hàng cần được kiểm tra mẫu, sau khi được đưa về kho lưu trữ, bạn cần gửi mẫu hàng hóa đi kiểm tra.
Bước 4: Chuyển hàng về kho lưu trữ và báo cho cơ quan lấy mẫu kiểm định chất lượng
Doanh nghiệp có thể thực hiện bước này qua Cổng thông tin một cửa của Quốc gia: https://vnsw.gov.vn/. Các thông tin liên quan đến hồ sơ, chi phí và các yếu tố liên quan khác sẽ được cơ quan kiểm định thông báo đến doanh nghiệp.
6. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện
Khi tiến hành nhập khẩu dây cáp điện về Việt Nam, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Chỉ khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước, hàng hoá của bạn mới được thông qua.
- Không phải loại dây cáp điện nào cũng phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng dây cáp điện nhập khẩu phải tiến hành theo từng lô hàng. Nhập lần nào thì kiểm lần đó.
- Dây cáp điện đã qua sử dụng là mặt hàng bị cấm nhập khẩu. Nếu muốn nhập khẩu, phải xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá dưới dạng phế liệu.
7. Kết luận
Bài viết trên của SEC Warehouse đã cung cấp những thông tin chi tiết về chính sách, quy định cung như hồ sơ và thủ tục nhập khẩu dây cáp điện vào thị trường Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích đối với bạn đọc trong quá trình nhập khẩu mặt hàng này. Và nếu trong quá trình nhập khẩu và đưa dây cáp điện về kho lưu trữ, bạn cần tìm đơn vị vận chuyển nhanh chóng, uy tín và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại (028) 3838 2238 – 0939 176 176 để được tư vấn và nhận báo giá.