Thủ tục nhập khẩu hạt giống là vấn đề dành được rất nhiều sự quan tâm, nhất là những đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hạt giống là một nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Với xuất phát điểm là một quốc gia đi lên từ nông nghiệp, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tại Việt Nam, việc nhập khẩu hạt giống luôn được kiểm soát chặt chẽ. Bài viết dưới đây của SEC Warehouse sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục nhập khẩu hạt giống vào thị trường Việt Nam. Cùng tìm hiểu nhé!
Các nội dung chính của bài viết
Chính sách nhập khẩu hạt giống về Việt Nam
Hiện nay, việc nhập khẩu hạt giống cây trồng vào Việt Nam đang chịu sự quản lý và kiểm soát của Bộ Nông nghiệp, được quy định rõ ràng tại các văn bản Pháp luật như Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT của Bộ phát triển Nông nghiệp & Nông thôn và các nội dung trong Nghị định số 187/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành.
Trong các văn bản Pháp luật kể trên có quy định và liệt kê đầy đủ các loại giống cây trồng được phép canh tác, sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam hoặc có giấy phép do Cục Trồng trọt công nhận thì không cần phải xin giấy phép. Tuy nhiên, một số loại hạt giống từ nước ngoài cần phải xin giấy phép mới có thể nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Làm thủ tục nhập khẩu hạt giống có cần xin giấy phép hay không?
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu canh tác và thu hoạch sản lượng đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, các loại hạt giống ngày càng được cải tiến và phát triển đa dạng. Tuy vậy, tùy vào từng loại hạt giống mà hình thức nhập khẩu cũng có sự khác biệt cụ thể. Cụ thể, một số loại hạt giống sẽ cần phải xin cấp phép nhập khẩu, một số sẽ không.
Cần có giấy phép để nhập khẩu hạt giống
Nếu bạn muốn nhập khẩu về Việt Nam một loại hạt giống chưa có tên trong danh mục các loại cây được phép trồng và kinh doanh tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp cấp phép thì cần phải có giấy phép để nhập khẩu về Việt Nam.
Bên cạnh đó, nếu bạn chưa sở hữu văn bản công nhận giống cây trồng đó thì cũng cần phải xin cấp giấy phép mới có thể nhập khẩu về Việt Nam. Các giống cây trồng mới thường được kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm tránh các nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khoẻ của con người.
Không cần giấy phép để nhập khẩu hạt giống
Trong trường hợp loại hạt giống bạn định nhập khẩu có tên nằm trong danh mục cây trồng được trồng trọt và kinh doanh tại Việt Nam thì có thể tiến hành nhập khẩu hạt giống bình thường. Lúc này, bạn chỉ cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của lô hàng là đã có thể tiến hành nhập khẩu, không cần phải đến Cục Nông nghiệp để xin cấp phép.
Mã HS của hạt giống nhập khẩu
Trước khi nhập khẩu hạt giống về Việt Nam, bạn cần nắm rõ mã HS của loại mặt hàng này. Đối với mặt hàng là hạt giống khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ có mã HS Code là 12099190.
Loại hàng hoá này thực chương 12 bao gồm các loại hạt dầu, quả có dầu; các loại hạt giống ngũ cốc, hạt và quả khác; hạt giống cây hương liệu và cây công nghiệp; rạ, rơm và cỏ cho gia súc.
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hạt giống gồm những gì?
Khi làm nhập khẩu hạt giống vào Việt Nam, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ, giấy tờ như sau:
- Hoá đơn thương mại
- Danh mục đóng gói
- Hợp đồng thương mại
- Tờ khai nhập khẩu
- Phyto bản gốc
- Giấy phép nhập khẩu hạt giống (nếu cần)
- Giấy phép kiểm dịch thực vật
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hạt giống
Để thực hiện thủ tục nhập khẩu nhập khẩu hạt giống, bạn cần thực hiện các bước gồm:
- Bước 1: Kiểm tra hạt giống nhập khẩu có nằm trong danh mục các loại cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam chưa. Nếu chưa, bạn cần làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hạt giống cho từ Cục Trồng trọt.
- Bước 2: Bạn cần xin cấp giấy phép kiểm dịch thực vật trong trường hợp nhập khẩu các loại hạt giống rau củ, quả. Vì các loại hạt giống này thuộc diện phải có giấy phép kiểm dịch thực vật mới có thể làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam.
- Bước 3: Đăng ký và làm thủ tục kiểm dịch tại cửa khẩu, sau đó tiến hành thông quan hàng hoá.
Lệ phí nhập khẩu hạt giống gồm những gì?
Đối với mặt hàng là hạt giống thì khi làm thủ tục nhập khẩu bạn cần đóng một số khoản lệ phí như:
- Lệ phí Hải quan
- Phí dịch vụ Hải quan
- Chi phí cho khâu kiểm dịch thực vật
- Các chi phí lưu kho, vận chuyển nếu có phát sinh
- Lệ phí để xin giấy phép nhập khẩu hạt giống vào Việt Nam
Kết luận
Trên đây là một số thông tin cần biết về thủ tục nhập khẩu hạt giống mà SEC Warehouse muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập thêm những kiến thức xuất nhập khẩu mới nhất nhé!