Pre-carriage là gì? Đây là thuật ngữ quan trọng và được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về vận chuyển Container nội địa.
- Bạn mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực vận tải, chưa hiểu rõ về Pre-carriage là gì?
- Bạn muốn biết Pre-carriage có tầm quan trọng như thế nào?
SEC Warehouse sẽ giúp bạn giải đáp nhanh một số kiến thức cần biết về Pre-carriage là gì, tầm quan trọng của pre-carriage như thế nào,… thông qua bài viết này. Từ đó giúp ích cho các doanh nghiệp đang trực tiếp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đường biển hiểu rõ và thực hiện tốt các công việc của mình.
Các nội dung chính của bài viết
Pre-carriage là gì?
Pre-carriage là gì? Pre-carriage là thuật ngữ khá quen thuộc và quan trọng lĩnh vực Logistics, dùng để chỉ tất các các hoạt động vận tải nội địa (bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt,…) trước khi Container hàng được đưa đến cảng/bến xếp hàng.
Chẳng hạn: Một Container rỗng được điều động bằng xe kéo rơ moóc từ bến tàu/bãi cảng đến kho của người xuất khẩu để đóng hàng. Sau đó, Cont hàng được vận chuyển ra bến cảng. Quá trình này chính là “Pre-carriage”.
Nếu Hãng tàu cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa Pre-carriage cho chủ hàng được gọi là Carrier Haulage (Người chuyên chở giao hàng), trên vận đơn sẽ Show thông tin Nơi nhận hàng tại mục Place of Receipt. Còn nếu việc vận chuyển do chính chủ hàng thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ của đơn vị thứ ba thì được gọi là Merchant Haulage (Người bán giao hàng), trên vận đơn lúc này sẽ không hiển thị thông tin ở mục Place of Receipt.
Pre-carriage là hoạt động vận tải nội địa trước khi Container được đưa đến cảng xếp hàng
Tầm quan trọng của Pre-carriage? Có gì khác biệt với Carriage và On-carriage?
Đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu – Logistics thì thuật ngữ Carriage là gì, Pre-carriage là gì hay On-Carriage là gì,…ắt hẳn bạn đã nghe qua rất nhiều. Hãy cùng SEC Warehouse tổng hợp lại xem chúng có gì khác nhau bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới các bên gồm:
- Nhà xuất/nhập khẩu;
- Đơn vị giao vận;
- Hãng tàu;
- Đại lý hải quan;
- Công ty bảo hiểm;
- Ngân hàng…
…Và một số bên liên quan khác, chúng cần được hiểu một cách sâu sắc nhằm đảm bảo nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi, rủi ro, chi phí của các bên liên quan khác. Sự khác nhau của những thuật ngữ Pre-carriage, Carriage, On-carriage hiển thị trên Bill of lading (Vận đơn đường thủy) là kỹ năng và kiến thức quan trọng cần được những bên hữu quan (chủ hàng, hãng tàu, forwarder, hãng bảo hiểm,…) nắm rõ nhằm xác định những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, ngân sách, nghĩa vụ và trách nhiệm và vai trò tương quan của mình khi tham gia vào quy trình vận chuyển sản phẩm và hàng hóa bằng đường thủy. Về cơ bản, sự khác biệt có thể hiểu như sau:
Pre-carriage
Là toàn bộ quá trình vận chuyển nội địa Container từ kho nơi người bán đến trước khi hàng được đưa lên tàu. Với Pre-carriage, nếu chủ hàng quyết định thuê luôn hãng tàu vận chuyển Container trong nội địa nước xuất, vận chuyển từ xưởng người xuất khẩu ra đến bến cảng thì trên vận đơn B/L sẽ thêm mục này. Mục này sẽ ghi thông tin gồm tên và số hiệu của phương tiện vận chuyển đó.
Carriage
Carriage là hàng hóa được vận chuyển từ Port of Loading (Cảng xếp hàng) đến Port of Discharge (Cảng dỡ hàng). Ví dụ, hàng hóa đóng Container được chuyển từ Cảng Hải Phòng, Việt Nam đến Cảng Zhongshan, Trung Quốc.
On-carriage
Ngược lại với Pre-carriage, On-carriage là việc vận chuyển Container sau khi dỡ hàng tại Cảng đến khi về kho của người nhận hàng. Ví dụ: Sau khi Container được dỡ xuống ở Cảng Hải Phòng, nhà nhập khẩu hoàn tất xong thủ tục Hải quan và cần chuyển hàng về kho của mình về Vĩnh Phúc.
Nếu quy trình này được thực hiện bởi chính Hãng tàu thì vận đơn sẽ ghi chú ở mục Place of Delivery là “Vĩnh Phúc”. Còn nếu do Nhà nhập khẩu tự thuê xe Container hoặc do phía Forwarder thực hiện thì ở mục Place of Delivery sẽ để trống.
Pre-carriage và On-carriage có sự khác biệt với nhau
Lưu ý rằng, việc điền các thông tin Place of Delivery và Place of Receipt trên Bill of Lading khá quan trọng vì nó có liên quan đến chất lượng của chủ hàng hoặc bên chuyên chở (Hãng tàu). Chẳng hạn, hãng tàu nhận nhiệm vụ bàn giao Container trống cho nhà xuất khẩu, kèm theo dịch vụ vận chuyển hàng hóa sau khi đóng vào Container đến khi ra cảng xếp hàng. Nếu có rủi ro nào xảy ra, người chịu trách nhiệm các tổn thất liên quan đến Container, hàng hóa từ Place of Receipt (nơi nhận hàng) đến Port of Loading (cảng xếp hàng) chính là Hãng tàu.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin về Pre-carriage là gì, có tầm quan trọng như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức hữu ích dành cho bạn đọc, nhất là những ai đang quan tâm đến lĩnh vực xuất – nhập khẩu, đặc biệt là khâu vận chuyển Container nội địa.