Với sự phát triển công nghệ 4.0 thì việc mua bán hàng hoá diễn ra rất dễ dàng trên các trang thương mại điện tử. Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe qua cụm từ này hoặc cũng đã sử dụng qua loại hình trang thương mại điện tử này.
Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ về trang thương mại điện tử là gì? Các trang thương mại điện tử nào ở Việt Nam được sử dụng phổ biến hiện nay? Cùng Sec Warehouse tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1.Trang thương mại điện tử là gì?
Trang thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
2. Đặc điểm và vai trò của sàn thương mại điện tử:
2.1 Đặc điểm của trang thương mại điện tử:
- Các phương thức giao dịch tại trang giao dịch thương mại điện tử rất phong phú bao gồm những phương thức mua bán thực hiện và giao dịch khống.
- Các quy trình mua bán, đàm phán đều được thực hiện trực tuyến trên mạng internet.
- Người giao dịch trang thương mại điện tử là người bán và cũng có thể là người bán, hoặc là cả hai.
- Các sàn có các quy tắc cho các thành viên tham gia một cách khoa học và đúng chuẩn.
- Số lượng người mua và người bán tham gia tại các trang giao dịch thương mại điện tử rất là lớn.
- Các thành viên tham gia trang thương mại điện tử được quyền khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách,…
- Thực hiện quan hệ cung cầu hàng hoá của thị trường bằng việc thể hiện giá chung cho các sản phẩm một cách chính xác.
- Thực hiện thông tin về kết nối khách hàng.
2.2 Vai trò của trang thương mại điện tử:
- Trang thương mại điện tử là cầu nối liên kết giữa hàng ngàn shop bán hàng, tổ chức, doanh nghiệp lạ với nhau.
- Đối với chủ hàng (người bán) có thể tiếp cận kinh tế tiềm năng dễ dàng nhanh chóng và chính xác hơn.
- Đối với người tiêu dùng ( người mua hàng) biết được giá cả chính xác có thể đổi trả hàng theo chính sách và được giao hàng đúng thời điểm đã hẹn. Bên cạnh đó có thể dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm một cách dễ dàng tiện lợi nhất
- Giúp doanh nghiệp thiết lập sự hiện diện rộng rãi trên thị trường qua việc cung cấp kênh phân phối bán lẻ hơn và hiệu quả cao hơn cho các sản phẩm/ dịch vụ của họ.
- Các cá nhân, doanh nghiệp có thể thoải mái trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn.
3. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến hiện nay:
Hiện nay có ba loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử được lựa chọn sử dụng phổ biến là:
- Mô hình B2B (Business To Business) là mô hình cung cấp sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp này đến với các doanh nghiệp khác.
- Mô hình B2C (Business To Customer) là mô hình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng. Đây là mô hình được sử dụng rất phổ biến tại thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Mô hình C2C (Consumer To Consumer) là mô hình người tiêu dùng giao dịch với nhau trên môi trường trực tuyến.
Mỗi loại mô hình có các chức năng và giao diện khác nhau nên khi lựa chọn kinh doanh thì trên sàn thương mại điện tử hãy xem xét thật kỹ để lựa chọn đúng mô hình mà bạn mong muốn.
4. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi tham gia trang thương mại điện tử:
Để tham gia các doanh nghiệp cần chuẩn bị một số thứ như sau:
– Nhân sự: Để hoạt động trên trang thương mại điện tử hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp bạn luôn có nhân viên tư vấn để cho khách hàng, chốt đơn, theo dõi và xử lý đơn hàng liên tục. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ là một điều kiện để giúp doanh nghiệp bán được hiệu quả.
– Quy trình vận hành: Mỗi hoạt động kinh doanh nào cũng phải có một quy trình vận hành nhất định, đối với trang thương mại điện tử cũng thế. Các doanh nghiệp khi tham gia hãy xác định cho mình một quy trình vận hành chi tiết và rõ ràng. Có thể tham khảo quy trình vận hành sau đây:
- Bước 1: Thiết lập sơ đồ hành trình khách hàng với mục tiêu cụ thể đặt ra như yêu cầu, nội dung, hình ảnh, sản phẩm, ngân sách cho các hoạt động KPI để đo lường,…
- Bước 2: Thiết kế, trang trí trang thương mại điện tử của doanh nghiệp mình đầy đủ các thông tin, sản phẩm đa dạng, với giao diện bắt mắt khách hàng.
- Bước 3: Đặt ra các mục tiêu chiến dịch marketing đặc biệt và nổi bật để thu hút khách hàng.
- Bước 4: Chăm sóc khách hàng trên sàn thương mại điện tử một cách chu đáo bằng cách đánh giá các chỉ số và tỉ lệ phản hồi.
- Bước 5: Quản lý tài chính để nắm rõ các giao dịch của doanh nghiệp.
- Bước 6: Nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng để bán ra các sản phẩm được khách hàng yêu thích.
5. Các trang thương mại điện tử tốt nhất tại Việt Nam hiện nay:
Tại Việt Nam có rất nhiều trang thương mại điện tử đang thu hút rất nhiều sử dụng và trở thành một kênh mua sắm tiện lợi như: Lazada, Lotte, Shopee, Tiki, Sendo, Thegioididong, Điện máy xanh,…
5.1 Lazada:
Lazada là một trang giao dịch lớn tại Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, công ty của tỷ phú Jack Ma.
Lazada không cung cấp tất cả các hàng hoá dịch vụ mà chỉ tạo ra sàn giao dịch online cho các cửa hàng đăng ký bán hàng trên website. Trang Lazada cung cấp rất nhiều sản phẩm đa dạng thuộc các ngành hàng khác nhau như: điện thoại, thời trang, sản phẩm làm đẹp, đồ làm đẹp, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp,… Bên cạnh đó Lazada chỉ đảm bảo về giao dịch trực tuyến và quản lý cửa hàng, khách hàng.
5.2 Sendo:
Sendo là trang giao dịch điện tử do FPT ra mắt vào tháng 9 năm 2012, được ví như một chợ online dành cho người bán và người mua trên toàn Việt Nam (Sendo được hoạt động theo mô hình B2C2C).
Sendo cung cấp các sản phẩm như giày dép, túi xách, thời trang, điện thoại, đồng hồ, máy tính, tivi, thiết bị âm thanh,…
5.3 Tiki:
Tiki là một website của công ty Tiki ra đời vào tháng 3/ 2010 và được hoạt động theo mô hình B2C tức kênh bán hàng trực tiếp từ nhà cung cấp tới khách hàng. Ban đầu thành lập Tiki chuyên về bán sách tuy nhiên sau này bán thêm nhiều sản phẩm khác như: điện thoại, đồ điện gia dụng, máy tính bảng, đồ làm đẹp,…
5.4 Shopee:
Shopee là trang thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng chóng mặt với lượng truy cập vào lên 33,6 triệu tháng. Được ra đời vào năm 2015 tại Singapore ra sau đó tại có tại Việt Nam.
Shopee hướng tới mô hình kinh doanh B2C tức là bán hàng từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Với giao diện và các tính năng sử dụng khá thân thiện và dễ dàng sử dụng, chức năng lọc hàng thông minh và nhanh chóng là một ưu điểm mà Shopee được khách hàng tin dùng hiện nay.
Xem thêm: Mô hình Dropshipping là gì? Cách làm Dropship với Shopee
5.5 Lotte:
Lotte là một website thương mại điện tử của tập đoàn Lotte được thành lập vào năm 2016. Sàn thương mại điện tử của Lotte tập trung vào các ngành hàng chủ yếu như sản phẩm về thời trang, sức khỏe, điện tử. Đặc biệt Lotte phù hợp với đối tượng người tiêu dùng nội trợ, các giới trẻ bởi các sản phẩm của mình.
5.6 Thế giới di động:
Thế giới di động là một trang website thương mại điện tử, thuộc công ty cổ phần thế giới di động với chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số di động như điện thoại, máy tính, đồng hồ,.. Ngày nay thế giới di động đang đứng top 1 rất được khách hàng tin cậy để sử dụng.
5.7 Điện máy xanh:
Điện máy xanh là một trang website thương mại điện tử thuộc sở hữu của công ty cổ phần Thế Giới Di Động, tham gia thị trường thương mại từ năm 2010 đến nay đã được phổ biến tại 63 tỉnh thành Việt Nam. Với các mặt hàng cung cấp đa dạng như các thiết bị đồ gia dụng, thiết bị điện tử. Đây cũng là một kênh mua hàng được người khách hàng sử dụng hiện nay.
Trên đây là các thông tin về trang thương mại điện tử chi tiết cũng như các trang thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam được sử dụng phổ biến hiện nay mà Sec Warehouse đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ đem lại sự hữu ích hãy theo dõi chúng tôi để tham khảo các bài viết khác nhé!