Hoạt động giao thương ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu mua bán càng diễn ra sôi nổi. Và xuất khẩu là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi quy trình giao thương hàng hoá. Trong đó hình thức ủy thác xuất khẩu nổi lên như một phương tiện không thể thiếu.
Vậy ủy thác xuất khẩu là gì? Những thông tin liên quan đến ủy thác xuất nhập khẩu như thế nào? Sec Warehouse sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính của bài viết
1. Ủy thác xuất khẩu là gì?
Ủy thác xuất khẩu là việc đơn vị kinh doanh dịch vụ xuất khẩu thuê tổ chức và thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng hoá cho người bán/người mua ở thị trường nước ngoài. Trong đó, công ty thứ ba (công ty chuyên ủy thác xuất nhập khẩu) sẽ là đại diện cho khách hàng là công ty thuê, thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu sản phẩm (hàng hóa) của họ ra nước ngoài cho các đối tác thương mại.
Việc ủy thác nhập khẩu được dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các doanh nghiệp và phải đảm bảo phù hợp với quy định của Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế.
2. Những đơn vị nào thường sử dụng ủy thác xuất khẩu?
Trên thực tế dịch vụ ủy thác mang lại nhiều tiện ích cho những đối tượng muốn xuất khẩu. Tuy nhiên, bản thân không thể thực hiện bởi vì một lý do nào đó. Các đơn vị sử dụng uỷ thác xuất khẩu như sau:
- Các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu, chưa nắm rõ những thủ tục trong hoạt động giao thương quốc tế.
- Các cá nhân không có đủ tư cách pháp nhân nên không thể làm thủ tục xuất khẩu theo quy định hiện hành, không thể ký kết hợp đồng với các đối tác là thương nhân nước ngoài.
- Các doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy tắc và chưa có khả năng xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp đang muốn nhập khẩu các mặt hàng không có tên trong danh mục hàng hoá mà mình được phép xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp không có đủ tin tưởng dành cho người bán cũng như đơn vị vận chuyển bên nước ngoài.
3. Các nội dung nào cần trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu?
Hợp đồng ủy thác xuất khẩu có thể bao gồm các nội dung chính như sau:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Quy cách, chất lượng hàng xuất khẩu;
- Vận chuyển, giao dịch hàng hóa xuất khẩu;
- Thanh toán tiền xuất khẩu;
- Thù lao ủy thác;
- Giải quyết rủi ro;
- Phương thức và thời hạn thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Quyền sở hữu đối với hàng hóa xuất khẩu
- Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.
Xem thêm: Ủy thác nhập khẩu là gì? Các thông tin liên quan đến ủy thác nhập khẩu
4. Trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng ủy thác xuất khẩu như thế nào?
4.1 Trách nhiệm của người nhận ủy thác
– Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
– Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
– Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
– Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
– Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu
4.2 Trách nhiệm của người ủy thác
- Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng.
- Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
- Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng
- Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)
- Thanh toán phí dịch vụ ủy thác
5. Quy trình ủy thác xuất khẩu bao gồm các bước nào?
– Ký kết hợp đồng ủy thác với đơn vị nhận ủy thác.
– Cung cấp các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
– Đơn vị được ủy thác sẽ thay mặt bên nhận ủy thác chuẩn bị các chứng từ xuất khẩu.
– Người uỷ thác phải thông báo cho người nhập khẩu về trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho người được uỷ thác, không phải trả cho người uỷ thác.
– Người được ủy thác và đơn vị được ủy thác có thể thỏa thuận về việc bên nào sẽ chỉ định đơn vị chuyên chở quốc tế (thường là bên nhận ủy thác).
– Sau khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu hàng hóa, trong quá trình vận chuyển hàng hoá, bên nhận uỷ thác có nghĩa vụ xuất các chứng từ theo yêu cầu của người vận chuyển hoặc người nhập khẩu cho đến khi hàng hoá được giao cho người nhập khẩu.
– Người được ủy thác cũng sẽ có nghĩa vụ nộp thuế hộ cho đơn vị được ủy thác. Các chi phí liên quan đến thuế nhập khẩu, hóa đơn và người được ủy thác sẽ được lập hóa đơn cùng với phí ủy thác của người được ủy thác theo thỏa thuận ban đầu.
6. Các rủi ro nào có thể bắt gặp khi thực hiện ủy thác xuất khẩu không đúng cách?
Các trường hợp rủi ro khi doanh nghiệp không thực hiện việc xuất khẩu không đúng cách như:
- Các hợp đồng ủy thác được ký kết giữa những người không đủ năng lực theo luật định.
- Trách nhiệm sửa đổi, biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian và phương thức bồi thường không được nêu trong hợp đồng uỷ quyền.
- Không có cơ chế giải quyết khi hàng hoá xuất khẩu gặp phải các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan.
- Hàng hóa không được chấp nhận: Luật pháp không quy định trường hợp người uỷ quyền từ chối nhận hàng mặc dù bắt buộc đã thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, các bên phải đạt được một thỏa thuận chi tiết về nghĩa vụ giao hàng, trách nhiệm của cả hai bên và phương hướng giải quyết các vấn đề trong trường hợp này.
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh hoặc có liên quan đến hợp đồng và lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Không phải ủy thác cho công ty dịch vụ xuất khẩu là không có những điểm hạn chế. Vì vậy, bạn cũng nên tính tới một số điểm khi muốn ủy thác cho bên thay mình nhập khẩu
- Bạn phải trả phí dịch vụ ủy thác (hay hoa hồng ủy thác)
- Người ủy thác thiếu chủ động và ít nhiều bị hạn chế do phải thông qua một bên trung gian
- Bạn có thể gặp rủi ro nhất định về thông tin nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu. Người được ủy thác và người bán quen giao dịch với nhau, nên có thể quên mất vai trò chủ hàng xuất khẩu thực sự.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin về thác nhập khẩu cũng như các thông tin liên quan đến hình thức uỷ thác xuất nhập khẩu này. Mong rằng bài chia sẻ trên của SEC Warehouse sẽ hữu ích cho bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để tham khảo các bài viết khác nữa nhé.