Phí EBS là gì? Đây là một trong những loại chi phí quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý khi tham gia vào lính vực xuất nhập khẩu.
Trong bài viết này, SEC Warehouse sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về định nghĩa EBS là phí gì, cách tính như thế nào và ai sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả khoản phí này. Cùng khám phá ngay nhé!
Các nội dung chính của bài viết
Phí EBS là phí gì?
EBS là phí gì? Trước tiên, EBS là cụm viết tắt của từ Emergency Bunker Surcharge. Đây được hiểu là khoản phụ phí nhiên liệu, xăng dầu được sử dụng cho những chuyển hàng đi châu Á. Đối với hàng hóa đi châu u, thay vì thu phí EBS, người ta sẽ thu phí ESD, tức là ENS (Entry Summary Declaration).
EBS là khoản phụ phí nhiên liệu, xăng dầu được sử dụng cho những chuyển hàng đi châu Á
Phí EBS rất quen thuộc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Loại phí này được các hãng tàu sử dụng để bù đắp chi phí hao hụt do sự biến động tăng giá xăng dầu, nhiên liệu bất thường của thị trường thế giới.
Nếu thị trường nhiên liệu gặp nhiều biến động, lên xuống bất thường thì phí EBS cũng có sự thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, chi phí này chỉ là một loại phụ phí vận tải đường biển và sẽ không được tính chung vào Local Charges của hoạt động xuất nhập khẩu.
Vì sao phải thu phí EBS?
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, giá nhiên liệu tăng cao với biên độ cực lớn đã tạo nên tình trạng “oil price shocks” (cú sốc giá dầu lửa). Việc giá dầu tăng đột biến tác động rất lớn đến hoạt động vận tải của các hãng tàu. Cụ thể, để duy trì hoạt động của các tàu Container tốc độ cao, đảm bảo quá trình vận tải diễn ra nhanh chóng thì hãng tàu phải bỏ ra chi phí nhiên liệu rất lớn.
Trong khi đó, khi giá xăng dầu “leo thang”, nhiều hãng tàu, đặc biệt là nằm trong công hội không thể điều chỉnh giá cước để ứng phó. Vì vậy các hãng tàu phải chi trả một khoản phí rất lớn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Đứng trước tình hình đó, việc điều chỉnh phí EBS là cách tối ưu nhất giúp hãng tàu bù đắp chi phí kịp thời. Vì vậy, phụ phí nhiên liệu, xăng dầu ra đời và được thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi vận chuyển.
Phí EBS sẽ do ai chi trả?
Vậy ai là người sẽ trả phụ phí EBS? Trong thực tế, việc ai sẽ thanh toán phí EBS sẽ được đề cập rõ trong hợp đồng xuất nhập khẩu/mua bán ngoại thương. Nếu trong hợp đồng chỉ định người thanh toán phí EBS thì hãng tàu sẽ quy định điều này. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán giữa 2 bên có điều kiện nhập là FOB. Với điều kiện này, quy định người mua sẽ chi trả phí EBS.
Công ty A nọ nhập khẩu lô hàng đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc về, giá FOB. Đơn hàng này có phát sinh thêm phí EBS. Công ty A và nhà cung ứng ở Trung Quốc đang tranh cãi với nhau xem bên nào phải trả phí này. Công ty A cho rằng vì phí này phát sinh ở Trung Quốc nên nhà cung ứng phải trả. Còn nhà cung ứng lại đưa ra lý do họ bán giá FOB, không phải người mua cước tàu. Mặt khác chi phí EBS là phụ phí xăng dầu, nên họ có trách nhiệm trả phí này.
Vậy bên nào phải trả phụ phí EBS trong trường hợp này? Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta cần biết rõ hàng hóa được nhập từ quốc gia nào và nhập bằng điều kiện gì? Khi thỏa thuận ký hợp đồng mua bán, hai bên nên tham khảo giá những khoản phí phát sinh. Đồng thời đưa ra những thỏa thuận, đàm phán kỹ lưỡng rằng các phí này sẽ do bên nào chi trả khi phát sinh trong hợp đồng, tránh trường hợp hai bên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau như ví dụ ở trên.
Nếu trong hợp đồng không có ghi cụ thể bên nào sẽ trả phí EBS thì thu EBS ở đâu là do hãng tàu quyết định dựa trên Luật hãng tàu.
Cách tính phụ phí EBS như thế nào?
Việc tìm hiểu cách tính phụ phí EBS “Emergency Bunker Surcharge” cũng khá quan trọng. Dưới đây, SEC Warehouse xin chia sẻ cách tính phụ phí EBS như sau:
Tùy từng hãng tàu quy định và tình hình thực tế mà mức phí EBS sẽ có thay đổi. Hãng tàu có thể tính phụ phí nhiên liệu dựa nào phần trăm cước biển hoặc khối lượng hàng hóa. Nhiều hãng tàu còn gộp luôn phụ phí xăng dầu cho mỗi Container.
Tùy vào giá xăng dầu trên thị trường biến động như thế nào mà phụ phí EBS sẽ có sự thay đổi tương ứng. Khi giá xăng dầu ở cảng trung gian giảm, phụ phí EBS trong quá trình vận chuyển sẽ giảm. Hãy liên hệ trực tiếp với hãng tàu/đơn vị vận tải bạn lựa chọn hợp tác để được tư vấn và báo giá. Phụ phí xăng dầu EBS cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí vận chuyển hàng hóa.
Cách tính phụ phí EBS
Tạm kết
Trên đây là định nghĩa về phí EBS là gì, cách tính như thế nào và ai sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả. Hy vọng những chia sẻ của SEC Warehouse đã mạng lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy tiếp tục theo dõi Website sec-warehouse.vn để tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất, hữu ích nhất về hoạt động xuất nhập khẩu.