Theo đánh giá khách quan của những doanh nghiệp đã từng nhập khẩu phân bón, thì các vấn đề về thủ tục khá mất thời gian và kinh phí. Chính vì thế, nếu bạn đang có ý định kinh doanh hoặc nhập khẩu dòng hàng hoá này, hãy cùng SEC Warehouse chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để không bị lúng túng trong quá trình thực hiện.
Để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, đầu tiên bạn cần tìm hiểm và tra cứu Thông Tin tại các văn bản pháp luật đã được phát hành. Đối với nhập khẩu phân bón, bạn có thể tìm hiểu tại các văn bản sau:
- Nghị định 108/2017/NĐ-CP quản lý nhà nước về phân bón
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Các nội dung chính của bài viết
Điều kiện nhập khẩu phân bón
Căn cứ Theo điều 227, chương IV, Nghị định 108/2017/NĐ-CP quản lý nhà nước về phân bón, việc nhập khẩu được chia làm 2 nhóm, nhóm cần có giấy phép và nhóm không có giấy phép.
Trường hợp thương nhân nhập khẩu cần có giấy phép:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.
Trường hợp thương nhân nhập khẩu phân bón không cần giấy phép:
Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu.
Các công việc chính trong thủ tục nhập khẩu phân bón
- Khảo nghiệm phân bón
- Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu
- Kiểm tra chất lượng nhà nước về phân bón nhập khẩu
- Công bố hợp quy
1. Thủ tục khảo nghiệm phân bón nhập khẩu
Nếu bạn nhập khẩu các loại phân bón thuộc nhóm phân hữu cơ truyền thống, phân đơn… thì không cần khảo nghiệm, Tuy nhiên, các dòng thuộc NPK, vi sinh, phân hữu cơ có trung vi lượng,…đều phải làm khảo nghiệm
Hồ sơ đăng khảo nghiệm bao gồm: Đơn đăng ký khảo nghiệm, tài liệu kỹ thuật phân bón, đề cương khảo nghiệm phân bón.
Các bước thực hiện khảo nghiệm phân bón:
- Xin giấy phép nhập khẩu về khảo nghiệm,
- Gửi đơn đăng ký khảo nghiệm, tài liệu kỹ thuật và đề cương khảo nghiệm phân bón đến Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NNPTNT,
- Sau đó Cục bảo vệ thực vật sẽ thành lập hội đồng xét duyệt đề cương, cấp phép doanh nghiệp được khảo nghiệm,
- Tiếp theo sẽ tiến hành khảo nghiệm, và xét duyệt kết quả.
Sau khi có kết quả khảo nghiệm, doanh nghiệp làm đơn đề nghị công nhận lưu hành đối với Cục bảo vệ thực vật.
2. Thủ tục đề nghị công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu
Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị công nhận phân bón được lưu hành tại Việt Nam; Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp; Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật; Mẫu nhãn phân bón.
Quy trình công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu: Nộp hồ sơ gửi Cục bảo vệ thực vật -> Cục bảo vệ thực vật thẩm định, đánh giá hồ sơ -> Thông báo kết quả.
3. Thủ tục kiểm tra chất lượng phân bón
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng; Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
Quy trình kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu: Gửi hồ sơ đăng ký -> Cục bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ -> Lấy mẫu kiểm tra -> Thông báo kết qủa.
4. Thủ tục công bố hợp quy
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
Trường hợp 1: Sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm;
- Bản mô tả chung về sản phẩm.
Trường hợp 2: Tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Bản công bố hợp quy;
- Bản mô tả chung về sản phẩm;
- Kết quả thử nghiệm mẫu;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy và thông tin bổ sung khác.
Xem thêm: Công bố hợp quy là gì ? Thủ tục công bố hợp quy đúng tiêu chuẩn hiện nay
Quy trình công bố hợp quy bao gồm 2 bước sau: Đánh giá hợp quy của đối tượng công vố với quy chuẩn kỹ thuật -> Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh -> Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố.
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp đã có thể thực hiện các thủ tục đối với hải quan để tiến hành nhập khẩu phân bón về cơ sở kinh doanh. Chúc bạn và doanh nghiệp sẽ gặp thuận lợi nhé!
Ngoài ra, SEC Warehouse cũng có nhiều khách hàng đang lưu trữ hàng hóa về sản phẩm phân bón tại hệ thống kho bãi của chúng tôi, quý khách có thể tham khảo chi tiết ở dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa của chúng tôi