Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có rất nhiều điều kiện giao hàng tùy vào thỏa thuận của các bên. Trong đó DAP là phương thức khá phổ biến được nhiều đơn vị chọn lựa. Vậy điều kiện giao hàng DAP là gì? Quy định cụ thể như thế nào? Cùng SEC Warehouse tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
Định nghĩa điều kiện giao hàng DAP là gì?
DAP là viết tắt của từ Delivery at place. Dịch sát nghĩa ra tiếng Việt là Giao hàng tại nơi đến, hay còn gọi là giao tới nơi quy định. Tuy nhiên trong giới hoạt động xuất nhập khẩu, thì người ta vẫn thường gọi vắn tắt DAP cho phương thức này.
Điều kiện giao hàng DAP là một trong 11 điều khoản quan trọng của Incoterms 2020 (là bộ các điều khoản thương mại quốc tế đã được công nhận và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.) DAP được dùng cho mọi phương thức vận tải, và cũng có thể dùng trong trường hợp có nhiều phương thức vận tải tham gia.
Phân tích cụ thể hơn, thì DAP là một thuật ngữ thương mại quốc tế dùng để mô tả một giao dịch mua bán. Mà trong đó, bên bán hàng sẽ giao hàng cho bên mua trên một phương tiện vận tải được chỉ định nơi đến cụ thể. Trong giao dịch này, người bán sẽ đồng ý thanh toán các chi phí và phải chịu các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình giao hàng đến nơi đến chỉ định đã thỏa thuận.
Đặc điểm điều kiện giao hàng DAP là gì?
Khi thực hiện giao dịch với điều kiện giao hàng DAP, thì các bên cần quy định thật rõ địa điểm cụ thể nhận hàng, vì người bán sẽ phải gánh các rủi ro khi giao hàng tới điểm đó. Trong hợp đồng vận tải, người bán nên làm rõ các điều khoản trách nhiệm để tránh bị thiệt hại. Ví dụ, nếu đã thỏa thuận người bán là đơn vị thanh toán phí dỡ hàng tại nơi đến, thì trong trường hợp xảy ra trục trặc khiến giao dịch bị hủy, thì người bạn không có quyền đòi lại người phần phí này.
Đối với điều kiện giao hàng DAP, thì người bán sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có). Còn người mua sẽ phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu, đồng thời thanh toán thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác (như thuế thông quan, thuế địa phương,…) khi lô hàng đã chuyển tới điểm đến quy định.
Còn nếu bạn đang muốn người bán phải thực hiện luôn các công việc như làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế cũng như thanh toán các chi phí nhập khẩu liên quan, thì điều kiện DDP sẽ phù hợp hơn trong tình huống này.
Nói tóm lại, đối với điều kiện giao hàng DAP, thì mọi chi phí và rủi ro trước trước điểm giao hàng sẽ thuộc về người bán. Còn sau điểm giao hàng, thì các chi phí và rủi ro sẽ thuộc về người mua.
Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện DAP
Vậy trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện giao hàng DAP là gì? Trong incoterms 2010, thì nghĩa vụ của các bên được quy định như sau:
Trách nhiệm của người bán trong DAP là gì?
Trong điều kiện giao hàng DAP, thì người bán có khá nhiều trách nhiệm:
- Cung cấp sản phẩm, hàng hóa theo đúng thỏa thuận mua bán
- Cung cấp hoá đơn thương mại và các chứng từ liên quan theo hợp đồng mua bán
- Người bán sẽ thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa và chịu các chi phí liên quan
- Người bán chịu trách nhiệm liên hệ với đơn vị vận tải và chịu phí vận chuyển để giao hàng tới nơi chỉ định. Nếu hai bên chưa thỏa thuận địa điểm cụ thể, thì người bán có thể tùy chọn địa điểm và thông báo cho người mua.
- Người bán không có nghĩa vụ đối với việc mua bảo hiểm hoặc ký hợp đồng vận tải sau khi đã giao hàng. Trường hợp người mua yêu cầu và chịu chi phí, rủi ro thì người bán có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho người mua.
- Người bán phải giao hàng cho đơn vị vận tải và chuyển tới địa điểm nhận hàng đã thỏa thuận theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng mua bán.
- Trước khi hoàn thành việc giao hàng tới nơi giao hàng chỉ định, thì người bán hầu như sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ cho việc thanh toán các chi phí như cước vận tải, làm thủ tục, phí bốc xếp dỡ hàng, thuê kho lưu trữ hàng hóa, các chi phí phát sinh cũng như chịu các rủi ro như thất thoát hàng, sự cố khi chuyển giao hàng giữa các phương tiện,…trừ khi có thỏa thuận riêng giữa hai bên.
- Người bán sẽ trả phí cho các hoạt động khác như kiểm tra, cân, đo, đong, đếm, mã ký hiệu, đóng gói, phí xem xét tiêu chuẩn hàng hóa (nếu có) trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu yêu cầu.
- Thông báo về lộ trình cũng như các thủ tục đã trải qua của lô hàng trước khi chuyển giao cho người mua.
- Người bán có trách nhiệm hỗ trợ người mua bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin và chứng từ liên quan để bên mua hoàn tất các thủ tục nhập khẩu hàng hóa, mua bảo hiểm, các thủ tục khác,…(bằng chi phí của bên bán)
Trách nhiệm của người mua trong DAP là gì?
- Người mua các trách nhiệm thanh toán chi phí mua hàng theo hợp đồng mua bán đã thỏa thuận.
- Thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hóa và chịu các chi phí liên quan
- Khi hàng hóa đã được giao tới địa điểm chỉ định theo đúng hợp đồng mua bán, thì trách nhiệm còn lại thuộc về bên mua, và bên mua chịu các rủi ro sau khi bên bán đã hoàn tất giao hàng.
- Người mua không có nghĩa vụ đối với việc mua bảo hiểm hoặc ký hợp đồng vận tải của người bán đối với hàng hóa trước khi giao hàng. Trường hợp người bán yêu cầu và chịu chi phí, rủi ro thì người mua có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho người bán.
- Khi hàng được giao thì người mua có trách nhiệm nhận hàng và chịu các rủi ro sau đó, cũng như phải thanh toán mọi chi phí liên quan kể từ khi người bán hoàn thành trách nhiệm giao hàng.
- Người mua có trách nhiệm thông báo và cung cấp các thông tin chứng từ cần thiết để hỗ trợ người bán hoàn thành việc xuất khẩu hàng hóa.
- Nếu có chi phí cho hoạt động kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại trừ kiểm tra theo yêu cầu của đơn vị có thẩm quyền ở nước xuất khẩu,
Các rủi ro thường gặp trong điều kiện giao hàng DAP là gì?
Như đã đề cập, đặc điểm của loại hình giao hàng DAP là người bán sẽ chịu mọi rủi ro trước khi giao hàng tại địa điểm chỉ định. Và các rủi ro này sẽ chuyển sang cho người mua khi quá trình giao hàng được hoàn tất. Chính vì thế, nếu rủi ro xảy ra trong một giai đoạn nào đó của quá trình giao và nhận hàng, một trong hai đơn vị bên bán hoặc bên mua phải chịu tất cả rủi ro và chi phí mà không ảnh hưởng tới phía còn lại.
Điều kiện DAP không bắt buộc mua bảo hiểm. Nhưng để đảm bảo quyền lợi cho các bên, thì khuyến khích nên mua bảo hiểm cho lô hàng, đặc biệt là phía chịu giai đoạn rủi ro lớn hơn (trường hợp này là bên bán).