Giấy chứng nhận xuất xưởng là một loại giấy tờ rất quan trọng đối với việc lưu thông hàng hóa. Thông qua giấy chứng chỉ xuất xưởng của doanh nghiệp giúp khách hàng có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ, thật hay giả. Vậy giấy chứng nhận xuất xưởng là gì? Các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận. Hãy cùng SEC Warehouse tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính của bài viết
1. Giấy chứng nhận xuất xưởng là gì?
Giấy chứng nhận xuất xưởng là một loại giấy tờ để xác định nơi sản xuất hàng hoá, sản phẩm, thiết bị, máy móc; đảm bảo tính chính hãng của hàng hoá, vật liệu, trang thiết bị được công ty, doanh nghiệp sản xuất ra. Giấy chứng nhận xuất xưởng thể hiện rõ quy cách, đặc điểm, tính chất của sản phẩm được xuất xưởng sau khi sản xuất, đảm bảo uy tín và chất lượng của nhà sản xuất.
2. Tại sao doanh nghiệp phải cần giấy chứng nhận xuất xưởng?
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì sản phẩm và hàng hóa ngày đa dạng và phong phú. Chính vì thế nên việc xuất hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không có xuất xứ là điều không phải thể tránh khỏi.
Vì vậy các doanh nghiệp rất cần giấy chứng nhận xuất xưởng để giúp khẳng định được uy tín cũng như những đặc điểm, tính chất vốn có sản phẩm, hàng hóa do công ty sản xuất.
Thông qua đó doanh nghiệp sẽ chứng minh được hàng hóa của mình là thật và chất lượng giúp khách hàng nhận biết được hàng hóa do chính công ty sản xuất là hàng thật chứ không phải đạo nhái của các sản phẩm khác. Từ đó giúp cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm của công ty đã sản xuất.
3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xưởng bao gồm những gì?
Tùy vào sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất sẽ tương ứng với mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng nhất định. Tuy nhiên dù là mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng nào thì cũng có các nội dung cơ bản như sau:
- Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm
- Tên loại giấy: giấy chứng nhận xuất xứ (Số…/CNXX-20…)
- Đối tượng cấp giấy chứng nhận
- Thông tin lô sản phẩm xuất xứ: thời gian, quy cách, số lượng, tiêu chí
- Thời gian xuất xưởng
- Xuất xứ sản phẩm
- Phiếu giao hàng số:…
- Logo sản phẩm
- Chữ ký, đóng dấu.
- …..
4. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xưởng như thế nào?
Khi muốn xuất xưởng hàng hóa đang sản xuất bạn cần làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xưởng bao gồm như sau:
- Đơn đề nghị theo quy định của pháp luật.
- Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm, hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh.
- Bản in tờ khai hải quan.
- Bản sao có chứng thực hóa đơn thương mại.
- Bản sao có chứng thực quy trình sản xuất hàng hóa.
- Bảo sao có chứng thực vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải đơn tương đương
- Và một số tài liệu có liên quan khác.
- …..
5. Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xưởng:
Tại Việt Nam, chứng nhận xuất xưởng được cấp theo quy trình như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng nhận xuất xưởng:
Đối với doanh nghiệp lần đầu xin chứng nhận xuất xưởng, trước khi chuẩn bị các chứng từ CO, phải điền đầy đủ bộ hồ sơ Thương nhân gồm 03 trang và nộp lại cho bộ phận CO, VCCI cùng với một bản sao của Giấy đăng ký kinh doanh và một bản sao của Giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.
– Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ nhận xuất xưởng
Sau khi nộp các giấy trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp CO như sau:
- Đơn xin cấp chứng nhận xuất xưởng: điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.
- Mẫu CO (A,B…): người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại mẫu CO cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ mẫu CO cà phê có thể đề nghị cấp thêm mẫu A hoặc mẫu B (tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ chứng nhận xuất xưởng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp).
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại): 01 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.
- Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
- Bill of lading (vận đơn): 01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”.
- Tờ khai Hải quan hàng nhập (01 bản sao): nếu doanh nghiệp nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên, phụ liệu trong nước nếu doanh nghiệp mua các nguyên, phụ liệu trong nước.
- Bảng giải trình quy trình sản xuất: đối với doanh nghiệp lần đầu xin chứng nhận xuất xứ hay mặt hàng lần đầu xin chứng nhận xuất xứ phải được doanh nghiệp giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ chứng nhận xuất xứ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp giải trình theo như các mẫu.
- Một số giấy tờ liên quan khác.
Tổng kết:
Trên đây là các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận xuất xưởng của SEC Warehouse muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn viết sẽ hữu ích giúp cho doanh nghiệp của bạn hiểu được sự quan trọng của giấy chứng nhận xuất xưởng.