Rượu nằm trong nhóm sản phẩm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt bởi tính chất về mặt pháp lý của mặt hàng này khá phức tạp và yêu cầu nhiều giấy phép chuyên ngành. Do đó, thủ tục nhập khẩu rượu cần được quản lý chặt chẽ từ khâu xin giấy phép cho giai đoạn hậu kiểm trong quá trình lưu thông hàng hoá. Trong bài viết dưới đây, SEC Warehouse sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu rượu. Cùng tìm hiểu nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Mã HS của Rượu
Trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu rượu, bạn cần xác định rõ mã HS của sản phẩm rượu để biết được mức thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các loại thuế cần đóng khác. Mã HS của Rượu bạn có thể tham khảo các nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208 trong Biểu Thuế xuất nhập khẩu mới nhất.
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, căn cứ để áp mã HS cho sản phẩm thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, dựa trên cơ sở Catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc kết quả giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra hàng hoá thực tế của Hải quan và kết quả từ Cục Kiểm định Hải quan là cơ sở pháp lý để áp mã HS đối với rượu nhập khẩu.
Chẳng hạn, đối với mặt hàng rượu vang nhập khẩu, mã HS của sản phẩm này là 22042111. Do đó, mức thuế tương ứng cần đóng khi làm thủ tục nhập khẩu rượu vang là:
- Thuế nhập khẩu: 50%
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): 30%
- Thuế GTGT (VAT): 10%
Để tìm hiểu rõ hơn mức thuế cần đóng khi nhập khẩu rượu ngoại, bạn tham khảo một số văn bản pháp lý sau:
- Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) năm 2008 (sửa đổi vào năm 2016).
- Nghị định số 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ, hướng dẫn Luật TTĐB sửa đổi
- Nghị định số 14/2019/NĐ-CP của Chính phủ, sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 108/2015/NĐ-CP.
2. Các quy định Pháp luật về tiến hành thủ tục nhập khẩu rượu
Theo Điều số 20, Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu:
- Rượu nhập khẩu gồm rượu đóng chai, hộp, thùng,… sử dụng ngay và rượu bán thành phẩm, phụ liệu pha chế rượu thành phẩm.
- Rượu nhập khẩu phải có chứng từ nhập khẩu theo quy định Pháp luật và dán tem sản phẩm theo Điều số 15 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP.
- Rượu nhập khẩu phải có nhãn sản phẩm theo Điều số 14, Nghị định 94/2012/NĐ-CP và các quy định Pháp luật khác.
- Dán tem cho từng sản phẩm sau khi được thông quan. Tem làm từ chất liệu riêng, do Cục Hải quan phát hành.
- Doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh, phân phối rượu mới có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu rượu trực tiếp, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đơn vị nhập khẩu phụ liệu, rượu bán thành phẩm chỉ được bán cho cơ sở được cấp phép sản xuất rượu.
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc uỷ quyền nhập khẩu rượu bán thành phẩm, phụ liệu pha chế rượu.
- Rượu nhập khẩu phải đăng ký công bố hợp chuẩn hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền trước khi làm thủ tục nhập khẩu rượu, được cung cấp “Thông báo xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu”.
- Rượu ngoại chỉ được nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế. Ngoài chứng từ cần có khi làm thủ tục nhập khẩu rượu, cần thêm giấy chỉ định hoặc uỷ quyền phân phối, nhập khẩu của hãng sản xuất, kinh doanh. Hoặc hợp đồng đại lý của nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó.
3. Chuẩn bị hồ sơ khi làm thủ tục nhập khẩu rượu vào Việt Nam
- Các giấy tờ, chứng từ được quy định tại Điều số 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Công Thương (được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC).
- Giấy phép phân phối rượu được cấp bởi Bộ Công Thương dành cho các mặt hàng rượu có độ cồn từ 5.5 trở lên, theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi và bổ sung ở Nghị định 17/2020/NĐ-CP): 01 bản chụp;
- Đối với mặt hàng rượu có độ cồn dưới 5,5 độ, đơn vị nhập khẩu đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện, nơi đặt trụ sở chính trước khi làm thủ tục nhập khẩu rượu theo mẫu số 14 mục II Phụ lục đi kèm Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi & bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP); Bạn không phải nộp chứng từ này cho Hải quan khi tiến hành thủ tục nhập khẩu.
- Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thi hành một số điều Luật an toàn thực phẩm.
4. Các lưu ý khi tiến hành nhập khẩu rượu
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu ngoại vào Việt Nam, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Rượu nhập khẩu phải được ghi nhãn và dán tem theo quy định Pháp luật hiện hành.
- Rượu ngoại chỉ được phép nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế.
- Khi rà soát hồ sơ, Hải quan sẽ phải kiểm tra, đối chiếu các thông tin về: Tên sản phẩm rượu, nhà cung cấp nước ngoài, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa đơn thương mại, Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp.
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết trước khi làm thủ tục nhập khẩu rượu ngoại vào thị trường Việt Nam. Mong rằng những chia sẻ của Saigon Express sẽ giúp bạn hiểu rõ và tiến hành nhập khẩu rượu một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Và nếu bạn đang tìm nơi lưu trữ rượu sau khi nhập khẩu, hãy liên hệ cho SEC Warehouse. Chúng tôi có hệ thống kho mát với nhiệt độ ổn định từ 18 – 25 độ C, độ ẩm dưới 50%, rất phù hợp để lưu trữ mặt hàng rượu ngoại, rượu bán thành phẩm và các phụ liệu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cho thuê kho Mini, kho chung, kho tự quản,… đáp ứng tối đa mọi nhu cầu lưu trữ hàng hoá của bạn. Liên hệ với SEC Warehouse qua số điện thoại 0901 86 87 86 – (028) 3776 0726 để được tư vấn và nhận báo giá ngay hôm nay!