Nhập khẩu thép có thủ tục khá phức tạp do có nhiều thông tư, văn bản chính phủ quy định. Nếu bạn đang tìm hiểu các thông tin về thủ tục nhập khẩu thép, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.
Bài viết có nội dung tham khảo từ các văn bản luật:
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN (gọi tắt là Thông tư 58) và Thông tư số 18/2017/TT-BCT về công bố tiêu chuẩn áp dụng;
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và 02/2017/TT-BKHCN quy định về công bố hợp quy;
- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và 07/2017/TT-BKHCN quy định về thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu.
- Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ 12/2015/TT-BCT chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động thép.
Các nội dung chính của bài viết
2 nhóm thép nhập khẩu cơ bản
Theo quy định về luật nhập khẩu thép, có thể chia thép thành 2 loại. Đó là loại thép nhập khẩu cần kiểm tra chất lượng nhà nước và nhóm thép nhập khẩu không cần kiểm tra chất lượng nhà nước. Mỗi một nhóm thép sẽ có một thủ tục nhập khẩu khác nhau. Bạn hãy lưu ý nội dung trên để có sự chuẩn bị phù hợp cho hồ sơ của mình. Cụ thể:
- Nhóm thép miễn kiểm tra chất lượng nhà nước là những dòng thép có mã ký hiệu: 7208, 7209, 7211, 7213, 7214, 7215, 7216, 7217, 7218, 7219, 7220, 7221.00.00, 7222, 7225, 7226, 7229
- Nhóm thép cần kiểm tra chất lượng nhà nước gồm:
Thép các loại (các loại thép thuộc Phụ lục II và Phụ lục III của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN). Bao gồm nhiều mặt hàng thuộc các nhóm HS: 7207, 7209, 7210, 7212, 7213, 7214, 7216, 7225, 7226, 7227, 7228
Thép không gỉ – Bao gồm nhiều mặt hàng thuộc các nhóm HS 7219, 7220, 7221, 7222, 7223
Đối với thép nhập khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, thuế VAT, các doanh nghiệp còn phải chịu thêm thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá.
Thủ tục nhập khẩu thép mới nhất
Để nhập khẩu thép vào thị trường Việt Nam đúng quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đầy đủ các bước tóm tắt dưới đây:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu
Bước 2: Thực hiện thủ tục hải quan
Bước 3: Kiểm định và chứng nhận hợp quy nộp kết quả cho Chi cục
Chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu sẽ như sau:
Thủ tục nhập khẩu thép Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu
Quy trình bao gồm:
- Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng ở các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động. Thành phần 1 bộ hồ sơ bao gồm: Giấy đăng ký nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu. Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của sắt thép nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của sắt thép nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp. Bản sao Hợp đồng (Contract). Danh mục hàng hóa (Packing list). Hóa đơn (Invoice). Vận đơn (Bill of lading). Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O).
- Đối với các loại sắt thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III (Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ), hồ sơ phải bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu sắt thép của Sở Công Thương.
- Nhận thông báo kết quả kiểm tra hàng hoá nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng của cơ quan kiểm tra. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung sẽ được cơ quan thông báo để hoàn thiện.
- Nộp bản xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng cho cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa.
Thủ tục nhập khẩu thép Bước 2: Thực hiện thủ tục hải quan
Hồ sơ để thực hiện thủ tục hải quan bao gồm:
- Bản gốc giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” có xác nhận đăng ký của Chi cục TCĐLCL.
- Bản sao Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu.
- Các chứng từ khác có liên quan theo quy định:
Sau khi bản hồ sơ nộp đi đã đầy đủ và đúng yêu cầu, lô hàng của bạn đã có thể nhập khẩu theo đúng kế hoạch.
Thủ tục nhập khẩu thép Bước 3: Kiểm định và chứng nhận hợp quy
Thép nhập khẩu về cảng tại Việt Nam, trước khi được phép phân phối, lưu thông trên thị trường cần tiến hành kiểm định và chứng nhận hợp quy.
Những đối tượng phải chứng nhận hợp quy thép bắt buộc theo quy định của pháp luật:
- Các cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thép
- Các tổ chức có thẩm quyền đánh giá sự phù hợp được nhà nước cấp phép và chỉ định
- Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm và thẩm quyền quản lý chất lượng thép
- Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực.
Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy thép bao gồm các loại giấy tờ liên quan sau đây: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bản công bố hợp quy. Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy thép. Bản mô tả tính năng, đặc điểm, các yếu tố kỹ thuật, mẫu mã… của thép.
Quá trình kiểm định và thông báo chứng nhận hợp quy mất tầm 7-15 ngày sau khi bạn nộp hồ sơ đến Chi cục đầy đủ.
Trên đây là hướng dẫn các bước cơ bản trong thủ tục nhập khẩu thép. Chúc doanh nghiệp có thủ tục nhập khẩu thép suôn sẻ và nhanh chóng.
Dịch vụ cho thuê kho lưu trữ thép SEC Warehouse
Sau khi nhập khẩu thép về Việt Nam, nếu quý khách cần nơi lưu trữ thép tạm để làm thủ tục. Hoặc cần thuê kho lưu trữ thép lâu dài. Thì SEC Warehouse hân hạnh trở thành đối tác của bạn. Với hệ thống kho bãi rộng rãi và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn, SEC Warehouse cam kết sẽ bảo quản thép của bạn trong điều kiện tốt nhất. Cùng với đó, nền kho chịu được tải trọng lớn. Được trang bị các loại xe cẩu xe nâng chuyên dụng. Các kho hàng đều ở vị trí giao thông thuận lợi. Tất cả sẽ giúp quá trình lưu trữ, phân phối thép của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn báo giá dịch vụ cho thuê kho: 028) 3776 0700 – 0901 86 87 86