Hiện nay, bên cạnh các thương hiệu tủ lạnh sản xuất trong nước thì các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài cũng rất được quan tâm. Theo Pháp luật Việt Nam, mặt hàng tủ lạnh thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, nếu muốn nhập khẩu tủ lạnh vào thị trường Việt Nam, bạn cần làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh. Vậy chi tiết thủ tục nhập khẩu tủ lạnh thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Cùng tìm hiểu nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Chính sách Pháp luật về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh
Theo Pháp luật Việt Nam, tủ lạnh không nằm trong danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu. Do đó, bạn có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu tủ lạnh bình thường theo quy định.
Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh về Việt Nam đã được quy định rõ trong các văn bản Pháp luật, cụ thể như sau:
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành ngày 18/12/2019, thay thế cho Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN về việc công bố sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý.
- Thông tư số 07/2018/BKHCN về việc sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và mục đích khác tương tự.
- Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa thuộc nhóm 2.
- Công văn số 2421/TĐC-HCHQ về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 07/2017-BKHCN ban hành vào ngày 16/6/2017.
- Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ban hành vào ngày 09/3/2017, quy định về danh mục dán nhãn năng lượng và quy trình thực hiện.
2. Mã HS của tủ lạnh và thuế nhập khẩu
Trước khi đi vào chi tiết thủ tục nhập khẩu tủ lạnh, bạn cần tìm hiểu về mã HS Code của mặt hàng này cũng như mức thuế nhập khẩu cần đóng.
Sản phẩm tủ lạnh, tủ kết đông có mã HS là 8418. Các thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác; loại dùng điện hoặc loại khác, bơm nhiệt (trừ máy điều hòa không khí) được xếp vào nhóm 48.15. Cụ thể:
- Tủ lạnh dùng trong gia đình (Mã HS 84182100):
- Thuế nhập khẩu (thông thường): 25%; Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
- Được nhập khẩu từ Trung quốc (có FORM E): thuế nhập khẩu 15%. thuế VAT 10%
- Nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan (có FORM D): thuế nhập khẩu 15%, thuế VAT 10%
- Các loại tủ trưng bày, bảo quản có gắn thiết bị lạnh (Mã HS 84185099):
- Thuế nhập khẩu (thông thường): 20%; Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
- Tủ được nhập khẩu từ Trung Quốc (có FORM E): Thuế nhập khẩu 15%, thuế VAT 10%
- Tủ nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan (có FORM D): Thuế nhập khẩu 0%, thuế VAT 10%
3. Điều kiện để được làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh
Để nhập khẩu tủ lạnh từ nước ngoài về Việt Nam, bạn cần chú ý đáp ứng những điều kiện cần dưới đây:
- Sản phẩm tủ lạnh phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7828:2016 về Tủ lạnh, tủ mát và tủ đông – Hiệu suất năng lượng)
- Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu tủ lạnh, bạn phải nộp kèm kết quả kiểm tra chất lượng hàng hoá và kết quả kiểm thử hiệu suất năng lượng.
- Tủ lạnh nhập khẩu vào nước ta phải có đủ tem, nhãn mác theo quy định pháp luật hiện hành.
- Nội dung ghi trên nhãn mác tối thiểu phải có:
- Tên của hàng hoá
- Tên nhà sản xuất và địa chỉ
- Nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá
- Model hoặc mã hàng hoá nếu có
4. Giấy tờ quan trọng cần có khi thông quan
Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu tủ lạnh và thông quan vào Việt Nam, bạn bắt buộc phải có đủ 2 loại giấy tờ, chứng từ quan trọng dưới đây:
- Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu
- Giấy thử nghiệm kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu hay Công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn trên hàng hoá
5. Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ lạnh
Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá
Căn cứ Pháp lý
- Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 16/6/2017 sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Thông tư 27/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12/12/2012 quy định việc tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong đó bao gồm danh mục các loại hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải kiểm tra chất lượng thuộc sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định trong Quyết định số 1171/2015/QĐ-BKHCN).
- Theo Quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư 07/2017/TT-BKHCN, đơn vị nhập khẩu hàng hóa tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
Nơi nộp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng tủ lạnh nhập khẩu
Bạn nộp đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu tại Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường cấp Tỉnh. Mở tờ khai Hải quan tại Chi Cục Hải quan nào thì đang ký tại khu vực tỉnh, thành phố đó.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu
Thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ lạnh vào Việt Nam cần chuẩn bị đủ các loại giấy tờ chứng từ dưới đây:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng (theo mẫu), gồm 4 bản gốc
- Hợp đồng mua bán
- Hoá đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hoá
- Vận tải đơn
- Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá
Thời gian làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá
Thời gian tiến hành thường mất tầm 01 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sẽ xác nhận cá nhân hoặc đơn vị nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá trên giấy đăng ký.
Sau khi hệ thống gửi phản hồi hồ sơ được thông qua thì nộp bản cứng để Chi Cục tiêu chuẩn đo lường ký xác nhận và đóng dấu. Doanh nghiệp lưu một bản. Một bản nộp cho Hải quan trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh.
Bước 2: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu
Căn cứ pháp lý làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh
- Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12/4/2012 về việc ban hành quy chuẩn Việt Nam QCVN 9:2012/BKHCN, quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện từ phát ra từ các thiết bị điện, điện tử và các mục đích tương tự. Danh mục các mặt hàng yêu cầu thử nghiệm theo QCVN 9:2012/BKHCN gồm có: Tủ lạnh, Tủ trưng bày giữ lạnh thương mại, Tủ đá, Máy hút bụi, Máy giặt, Điều hòa không khí, Máy khoan tay.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7828:2016 về Tủ mát tủ lạnh và tủ đông – Hiệu suất năng lượng được áp dụng để thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Quy trình kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng cho sản phẩm tủ lạnh
- Cá nhân, đơn vị nhập khẩu tủ lạnh mang mẫu sản phẩm ứng với từng Model đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thử nghiệm hiệu suất năng lượng, được cấp phép bởi Bộ Công Thương về kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng.
- Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm nghiệm: Giấy phép kinh doanh, kèm theo nhãn phụ của sản phẩm ứng với từng Model.
- Lưu ý phiếu kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn đối với một loại Model nhất định. Do đó, trong những lần làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh tiếp theo, bạn sẽ không cần thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với Model đã được làm trước đó.
- Khi đã có kết quản thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ đã đăng ký kiểm tra chất lượng và thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho Cơ quan Hải quan để thông quan hàng hoá.
Bước 3: Làm thủ tục thông quan hàng hoá
Các quy định về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh và thông quan
Sau khi thủ hiện các thủ tục kiểm tra kể trên và có giấy chứng nhận kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy thì cá nhân hoặc đơn vị nhập khẩu tủ lạnh sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục thông quan cho lô hàng.
Thực hiện thủ tục thông quan hàng hoá mất bao lâu?
Tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục trong vòng 15 ngày, kể từ ngày đăng ký. Đối với hàng nhập khẩu, bạn nộp tờ khai trước ngày hàng hoá cập cảng (đến cửa khẩu) hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hoá cập cảng (đến cửa khẩu).
Chi tiết hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh về Việt Nam
- Hợp đồng mua bán hàng hoá
- Hoá đơn thương mại
- Danh mục đóng gói hàng hoá
- Vận tải đơn
- Tờ khai Hải quan
- Chứng nhận nguồn gốc xuất xuất xứ của hàng hoá
- Kết quả nghiệm hiệu suất năng lượng cho tủ lạnh
Thẩm quyền thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ lạnh và thông quan
Thẩm quyền thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ lạnh thuộc thẩm quyền của Cơ quan Hải quan tại cửa khẩu nơi mà hàng hóa chờ được thông quan. Hồ sơ Hải quan sẽ được trình nộp cho Cơ quan Hải quan tại trụ sở Cơ quan Hải quan.
Bước 4: Đăng ký làm nhãn dán năng lượng và tiến hành dán nhãn năng lượng cho tủ lạnh
Quy định về nhãn dán năng lượng cho tủ lạnh nhập khẩu
- Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg quy định sản phẩm điều hòa nhiệt độ phải thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng
- Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 5, Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương: Trước khi đưa phương tiện, máy móc thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu phải lập hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và trình lên Bộ Công Thương.
Chuẩn bị hồ sơ xin dán nhãn năng lượng sau khi làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh
- Giấy công bố nhãn dán năng lượng cho sản phẩm, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký nhãn so sánh hay xác nhận theo mẫu
- Kết quả thử nghiệm được cấp cho Model sản phẩm
- Mẫu nhãn dán năng lượng (dự kiến)
- Nhãn phụ sản phẩm
- Giấy phép kinh doanh (bản Copy có công chứng)
Nơi đăng ký dán nhãn năng lượng đối với tủ lạnh nhập khẩu
- Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững được quản lý bởi Bộ Công Thương.
- Thời gian tiến hành đăng ký và giải quyết đăng ký: từ 03 – 05 ngày làm việc
Tiến hành dán nhãn năng lượng cho tủ lạnh
Sau khi đã nộp xong hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng trên tủ lạnh đến Bộ Công Thương và được xác nhận, doanh nghiệp tự tiến hành dán nhãn năng lượng phù hợp theo Giấy công bố dán nhãn năng lượng.
Doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm về tính chính xác đối với thông tin được công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và các thông tin được ghi trên nhãn năng lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được phép nhập khẩu sản phẩm có hiệu suất năng lượng thấp hơn, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đã đăng ký.
Bạn cần lưu ý rằng, mỗi năm đều phải gửi báo cáo đến Sở Công thương địa phương. Bên cạnh đó, cơ sở phải thống kê số lượng, chủng loại sản phẩm có dán nhãn năng lượng đã được đưa ra thị trường trong một năm qua và trình lên Bộ Công thương trước ngày 01/03 của năm tiếp theo.
Xem thêm về tin tức và kiến thức xuất nhập khẩu tại đây.
6. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh từ nước ngoài về Việt Nam mà bạn cần nắm khi có ý định nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng nà. Hy vọng rằng, bài viết này của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Và nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị lưu kho tủ lạnh uy tín và chuyên nghiệp, hãy liên ngay với SEC Warehouse. Chúng tôi cho thuê kho với nhiều diện tích cho bạn lựa chọn và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu lưu trữ của khách hàng. Gọi ngay 0901 86 87 86 – (028) 3776 0700 để được tư vấn, hướng dẫn tham quan kho và nhận báo giá chi tiết.