Logistics là một lĩnh vực kinh doanh đóng góp rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng logistics đã dần khẳng định được vai trò to lớn với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Vậy ngành logistics là gì? Ngành logistics học ở đâu? Học ngành logistics ra làm gì? Hay thậm chí, con gái có nên học logictics hay không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của SEC Warehouse!
Các nội dung chính của bài viết
1. Logistics là gì?
Hiện nay, chưa có từ thuần Việt diễn tả chính xác ý nghĩa của logistic là gì. Nhiều người vẫn gọi đại khái là “dịch vụ hậu cần”.
Đây là phần quan trọng trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhiều hoạt động như:
- Hoạch định cung cầu.
- Lưu trữ, quản trị tồn kho
- Vận chuyển, luân chuyển, đóng gói
- Làm thủ tục, kiểm soát, giao nhận hàng hóa
Tất cả quy trình Logistics trên thế giới nói chung và Logistics Việt Nam nói riêng đều để đảm bảo tối ưu quá trình vận chuyển, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Do vậy, chưa thực sự có định nghĩa đầy đủ và chính xác về ngành Logistics, bởi vì mỗi doanh nghiệp với mô hình – quy trình hoạt động khác nhau. Tạm thời có thể chia làm 3 mảng chính như:
- Kho vận
- Vận tải
- Giao nhận
Những đơn vị, công ty logistics làm tốt logistics thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ. Điều đó đồng nghĩa, giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.
2. Các lĩnh vực ngành logistics
Do ngành logistics rất đa dạng, nên được phân thành nhiều lĩnh vực. Từ đó, những người có nhu cầu học logistics cũng có nhiều sự lựa chọn hơn để tăng cơ hội việc làm khi ra trường. Sau đây là các lĩnh vực mà ngành logistics đang có hiện nay:
- Dịch vụ đại lý vận tải (freight forwarder): là dịch vụ bao gồm các hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
- Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: là cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiết bị, các kho bãi container,…
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bốc xếp hàng hóa lên container, bốc xếp hàng hóa lên xe, bốc xếp hàng hóa lên tàu,…
- Các dịch vụ bổ trợ khác như tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa xuyên suốt chuỗi logistics,…….
- Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải:
- Dịch vụ vận tải đường bộ
- Dịch vụ vận tải đường sắt
- Dịch vụ vận tải đường biển
- Dịch vụ vận tải đường hàng không
- Dịch vụ vận tải thủy nội địa
- Dịch vụ vận tải đường ống
- Các dịch vụ logistics liên quan khác:
- Dịch vụ bưu chính, chuyển phát
- Dịch vụ thương mại bán buôn
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
- Dịch vụ thương mại bán lẻ
3. Ngành logistics học gì?
Nhiều bạn thác mắc, ngành logistics học trường nào? Thật ra, có rất nhiều trường đại học giảng dạy các ngành liên quan đến logistics, gồm cả bậc đại học và sau đại học.
Các khóa học có liên quan mảng logistics sẽ cung cấp kiến thức cho người học về rất nhiều lĩnh vực đa dạng.
- Đối với các trường giảng dạy ngành logistics theo hướng chuyên môn hóa chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, thì học viên sẽ được cung cấp các kiến thức như:
- Cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa bằng các phương thức vận tải như đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.
- Ngành logistics cũng được trang bị cho người học những kiến thức marketing quốc tế, quản lý chiến lược.
- Các phương thức vận tải giúp tối ưu chi phí và thời gian cho việc cung ứng hàng hóa, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi.
- Đối với các kiến thức chuyên ngành logistics, các trường đại học sẽ hướng dẫn cho sinh viên các kỹ năng về:
- Quản trị nhân sự
- Quản lý hệ thống phân phối
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Quản trị logistics
- Khai thác vận tải đa phương tiện
- Luật vận tải, giao nhận vận tải
- Kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương tiện.
- Nghiệp vụ tài chính
- Kinh tế logistics
- …….
- Về kỹ năng chuyên môn, các trường đào tạo ngành logistics tập trung hướng dẫn sinh viên:
- Thành thạo việc lập kế hoạch, tổ chức và điều hành được dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Khả năng phân tích luồng hàng và xác định được nhu cầu khách hàng. Quy hoạch trung tâm phân phối và quản trị quy trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng.
- Lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, xếp dỡ, giao nhận vận tải và cung ứng trong kho bãi.
- Thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp.
- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược.
- Thiết kế mạng lưới logistics
- Xây dựng quy trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.
4. Ngành logistics học ở đâu?
Để trả lời chính xác, ngành logistics học trường nào ở Việt Nam, thì hiện nay hệ thống trường đại học đang phát triển nhanh chóng và cần đội ngũ nhân lực chất lượng, có kiến thức thực tế về nghiệp vụ logistics.
Để đáp ứng được điều này, ngành logistics được lập ra ngày càng nhiều ở các trường cao đẳng, đại học. Các bạn nếu có hứng thú học logistics thì có thể tham khảo một số trường đào tạo ngành logistics sau đây:
- Trường Đại học Ngoại thương (cả 3 cơ sở: Hà Nội, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh)
- Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Bách Khoa ( cả 2 cơ sở: Hà Nội, TP.HCM)
- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
- Trường Đại học Hoa Sen TP.HCM
- Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
- Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. Hồ Chí Minh
- Cao đẳng Tài chính Hải quan
- Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Trường Học viện Tài chính (Khoa Thuế – Hải quan)…
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học FPT Cần Thơ
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều quốc gia trên thế giới giảng dạy chuyên ngành logistics rất chuyên nghiệp và tốt như Mỹ, Anh, Hà Lan, Singapore. Một số gợi ý dành cho các bạn có ý định du học như sau:
- Nước Mỹ: Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Purdue, Đại học Pennsylvania.
- Nước Anh: Đại học Warwick, Đại học Manchester, Đại học Lancaster.
- Nước Hà Lan: Đại học Rotterdam, Đại học Tilburg, Đại học Groningen, Đại học Hàng hải Hà Lan.
- Nước Singapore: Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Curtin Singapore, Học viện Quản lý Singapore.
Điểm chuẩn ngành logistics thay đổi qua từng năm tại các trường, tuy nhiên, một số trường vẫn có chương trình xét học bạ ngành logistics. Hãy liên hệ với trung tâm tư vấn của các trường, để cảm nhận về ngành logistics này rõ hơn nhé!
5. Học Logistics có thể làm gì?
Vậy những người học ngành logistics ra làm gì? Logictics thuộc nhóm ngành nào? Công việc nào đang thích hợp với kiến thức ngành logistics? Đó là những băn khoăn và nỗi niềm mà các bạn sinh viên học ngành logistics đang thắc mắc.
Với tấm bằng trong ngành logistics sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho các sinh viên khi ra trường. Hằng năm tại các công ty, doanh nghiệp logistics tuyển dụng rất nhiều vị trí công việc khác nhau.
Một số bạn chọn khóa học logistics ngắn hạn. học logistics online, mong muốn chuyển ngành với mức lương ngành logistics cao hơn đều có thể thực hiện.
Thực chất, yêu cầu của ngành logistics trong mỗi công ty khá tương đồng, việc làm mà các sinh viên học ngành logistics ra trường có thể tham khảo để chọn được công việc phù hợp với mình như:
- Nhân viên kinh doanh logistics:
- Là người tìm kiếm, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu về dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Theo dõi đơn hàng để đảm bảo tiến độ giao hàng từ khi nhận hàng – đến khi giao tới khách hàng. Theo dõi công nợ khách hàng và các công việc khác theo yêu cầu của công ty.
- Nhân viên chứng từ hay thủ tục hải quan
- Là người soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến…
- Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan.
- Liên hệ với khách hàng, phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa và lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
- Nhân viên thu mua
- Là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.
- Nhân viên thanh toán quốc tế
- Là người thực hiện các giao dịch chuyển tiền đến và đi nước ngoài, lưu giữ và sắp xếp các chứng từ đã làm.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác liên quan đến phòng thanh toán quốc tế và theo sự phân công của trưởng phòng,…
- Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải
- Là người phân bố công việc, bố trí và sắp xếp công việc, lộ trình tuyến đường hợp lý cho lái xe.
- Kiểm tra, giám sát lịch trình vận tải hàng ngày của lái xe. Xử lý sự cố, các vấn đề phát sinh trong quá trình điều xe.
- Kiểm soát các hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí chạy xe, nhiên liệu xe, sửa chữa và bảo dưỡng xe,…
- Nhân viên quản lý kho vận
- Là người lập hồ sơ kho, kiểm tra chứng từ, các giấy tờ liên quan mỗi khi xuất nhập hàng hóa theo đúng quy định.
- Kiểm tra số lượng và ghi phiếu nhập hoặc xuất kho. Kiểm kê hàng hóa và lên kế hoạch sắp xếp hàng hóa vào kho,…
- Chuyên viên kiểm kê
- Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa.
- Giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa. Từ đó, tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
- Nhân viên quản lý hàng hóa
- Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
- Điều phối viên chuyên về vận tải
- Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
- Điều phối viên sản xuất / Phân tích viên
- Phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.
- Nhân viên kinh doanh giá cước
- Là người tìm kiếm khách hàng có nhu cầu, tính giá cước theo từng loại hình vận tải.
- Làm báo giá và theo dõi giá, lập báo cáo kinh doanh và các công việc nội bộ có liên quan đến bộ phận kinh doanh cước,…
- Nhân viên cảng
- Là người kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng. Kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành.
- Bố trí tàu ra vào hợp lý, điều động phương tiện, công nhân bốc xếp và lập biên bản khi có sự cố xảy ra.
- Nhân viên giao nhận
- Là người Tiếp nhận và xử lý thông tin của các lô hàng. Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu.
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển và theo dõi tiến độ giao hàng.
- Nhân viên vận hành kho
- Nhận đơn của khách và sắp xếp lịch vận chuyển hàng. Xếp lịch các tuyến giao hàng khoa học, hợp lý, đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí.
- Quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa. Hướng dẫn, giám sát công tác kiểm tra số lượng, chất lượng hoàng hóa từ khi xuất kho cho đến khi tới tay khách hàng.
- Phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải và khách hàng hoặc các đối tác khác để giải quyết sự cố phát sinh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng.
- Nhân viên hiện trường/ giao nhận Operations
- Là người đi giao nhận bộ chứng từ, đi nộp thuế, ra cảng, sân bay, các cửa khẩu hải quan, chuyển phát nhanh các hồ sơ thủ tục cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu,…
Ngoài ra, khi theo học ngành logistics, bạn cũng có thể làm việc trong một số lĩnh vực liên quan mật thiết đến logistics và quản trị chuỗi cung ứng như: phòng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa tại các công ty bảo hiểm.
SEC Warehouse hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ về ngành logistics. Nếu bạn cảm thấy có đam mê và yêu thích ngành này, đừng ngần ngại học hỏi để trang bị cho mình những kiến thức thật vững vàng.
Logistics sẽ giúp bạn khám phá thêm các thế mạnh của chính mình. Tất nhiên còn mang đến cho bạn công việc với mức lương mong muốn.
Bên cạnh đó, bởi ngành Logistics luôn gắn liền với những giao dịch mua bán quốc tế, khả năng thành thạo một hay nhiều ngoại ngữ khác nhau sẽ là điểm cộng rất lớn với các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn có thể tham khảo bài viết so sánh sự khác nhau giữa Logistics và Forwarder Freight để phân biệt được giữa hai ngành này tránh nhầm lẫn.