Theo đánh giá của JLL – một trong những công ty bất động sản thương mại công cộng lớn nhất trên thế giới, thì cho tới năm 2025, các nhà đầu tư dự kiến sẽ rót khoảng 60 tỷ USD hàng năm vào hoạt động bất động sản công nghiệp và nghành logistics tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cụ thể, theo dự báo của JLL, thì số lượng đầu tư vào lĩnh vực logistics và bất động sản công nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2019-2020 là 25-30 tỷ USD và sẽ tăng lên thành 50-60 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2023-2025. Tức có nghĩa là tăng khoảng gấp đôi chỉ trong vòng vài năm bởi các nhà đầu tư đang tìm cách tăng cường tiếp cận nhóm tài sản hấp dẫn này.
Các nội dung chính của bài viết
Quỹ đạo mới cho bất động sản logistics ở châu Á – Thái Bình Dương
Cũng trong báo cáo mới công bố của JJL mang tên “Quỹ đạo mới cho bất động sản logistics ở châu Á – Thái Bình Dương”, thì tình trạng tăng trưởng của tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở khu vực này phần nhiều do niềm tin ngày càng được củng cố của những người sử dụng lao động lĩnh vực bất động sản và logistics. Trong đó, kho bãi, chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất chính là các đối tượng bất động sản công nghiệp, logistics đang được rất nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm chú ý.
Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia với hệ thống kho bãi có sẵn cùng dây chuyền logistics hiện đại, tiên tiến dự kiến sẽ là các quốc gia có sự bình nổ mạnh nhất so với các khu vực còn lại ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Những thay đổi đáng kể của lĩnh vực bất động sản công nghiệp, logistics tại khu vực Châu Á, Thái Bình Dương được đánh giá chịu sự tác động không nhỏ từ sự phát triển của ngành thương mại điện tử, các loại hình dịch vụ logistics 3PL (bên thứ 3) và sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư và nhu cầu ngày càng tăng của người thuê.
Bên cạnh đó, yếu tố dân số cũng sẽ quyết định phần nào tới xu hướng lựa chọn của các nhà đầu tư. Ước tính tỉ lệ tăng dân số trung bình hàng năm tại các đô thị châu Á – Thái Bình Dương vào khoảng 41 triệu dân, tính từ năm 2020 đến 2025. Như vậy dự đoán mỗi năm tầng lớp trung lưu sẽ có thêm khoảng 760 triệu người gia nhập cùng mức thu nhập tăng khoảng 4%.
Xem thêm: Những loại hình “Bất động sản” trỗi dậy phát triển trong đại dịch Covid-19
Tiềm năng về nhân sự và tài chính nghành Logistic
Tất cả các con số dự đoán trên cho thấy tiềm năng về nhân sự và tài chính ở khu vực này tăng trưởng rất tốt, và là địa điểm xứng đáng được các nhà đầu tư để mắt tới.
Cũng theo báo cáo của JLL, thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, họ đã ghi nhận số lượng kỷ lục về các thương vụ ấn tượng trong lĩnh vực công nghiệp và logistics tại châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, các quỹ logistics trong năm 2020 đã tăng gấp đôi tài sản quản lý, dự kiến trong năm 2021 sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Cùng với đó, dưới tác động từ sự gia tăng nhất quán của các quỹ cốt lõi trong các năm trở lại đây, mà bất động sản công nghiệp và logistics trở thành các lĩnh vực giàu tiềm năng, từ mảng giao dịch, buôn bán cho tới mảng cho thuê kho bãi, cho thuê kho xưởng,… Nhiều chủ đầu tư đến với lĩnh vực này còn nhằm mục đích triển khai các giải pháp công nghệ mới vào kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng, giải phóng nguồn vốn, nâng cấp cơ sở vật chất kho bãi.
Theo ông Peter Guevarra, Giám đốc nghiên cứu của JLL châu Á – Thái Bình Dương, thì xu hướng đầu tư đẩy mạnh vào logistics kho bãi sẽ có hiệu quả càng cao nhờ việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp tự động hóa, cùng với đó là sự am hiểu ngày càng sâu sắc về lĩnh vực này, sự chú trọng đúng mức về môi trường, xã hội, thiết kế quản trị (ESG) hướng tới con người làm trung tâm…Tất cả sẽ giúp lĩnh vực logistics phát triển mạnh mẽ, ổn định và bền vững hơn, từ đó ngày càng thu hút các nhà đầu tư.