Cbm là một ký hiệu quen thuộc mà chúng ta thường gặp trong các lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hoặc xuất nhập khẩu. Với những ai đang muốn theo đuổi ngành nghề này buộc phải nắm rõ khái niệm cbm là gì và cách tính cbm trong xuất nhập khẩu hàng hoá như thế nào. Vì vậy, ở bài viết này của SEC Warehouse sẽ mang đến những thông tin chi tiết nhằm giúp bạn đọc có giải đáp các thắc mắc trên về CBM là gì nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Khái niệm CBM là gì?
Cbm là viết tắt của từ Cubic Meter, được dịch là đơn vị tính mét khối (m³) của một mặt hàng được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế, đặc biệt là khi vận chuyển quốc tế qua đường hàng không, đường biển,… khi hàng hóa được đóng vào container.
CBM được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng hóa. Với hầu hết các phương thức vận chuyển như đường hàng không, đường biển hay container… Và tùy vào mức độ nặng, nhẹ của hàng hóa để nhà vận chuyển quy đổi từ kg sang CBM. Nhằm tính đơn giá vận chuyển cho mặt hàng đó một cách chính xác.
2. Vai trò của CBM là gì trong xuất nhập khẩu:
Trong ngành xuất nhập khẩu, CBM giúp những nhà vận chuyển có thể đo lường được khối lượng của các gói hàng hóa. Từ đó họ có thể chủ động cho việc sắp xếp các vị trí hàng hóa trong phương tiện sao cho phù hợp và ít tốn không gian nhất.
Khi hàng hóa được sắp xếp khoa học, người vận chuyển có thể cùng lúc vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn và rút ngắn được thời gian. Căn cứ vào CBM họ có thể tính số lượng hàng hóa cần vận chuyển, từ đó quy đổi ra chi phí cho mỗi chuyến hàng.
Xem thêm: Cách tra cứu container online nhanh chóng và chính xác nhất!
3. Công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hoá:
Với mỗi phương thức vận chuyển hàng hoá khác nhau thì sẽ tương ứng với cách tính chỉ số CBM khác nhau. Tuy nhiên để tìm hiểu chi tiết về cách tính chỉ số CBM của mỗi loại phương thức ta cần tìm công thức tìm cbm như sau:
Công thức tính CBM là:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Tỷ lệ quy đổi CBM sang kg: Mỗi phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi CBM sang kg khác nhau:
- Ở đường bộ: 1 CBM = 333 kg
- Ở đường biển: 1 CBM = 1000kg
- Ở đường hàng không: 1 CBM = 167kg
Mục đích của việc quy đổi từ CBM sang kilogram (kg) nhằm giúp các đơn vị vận chuyển có thể dễ dàng tính toán được chi phí vận chuyển sao cho chính xác nhất. Nhờ đó mà quá trình vận chuyển được thuận lợi và không bị lỗ.
Do vậy, người ta buộc phải quy đổi từ CBM sang kg để so sánh trọng lượng thực tế và trọng lượng sau khi quy đổi. Trong trường hợp trọng lượng nào lớn hơn thì sẽ căn cứ vào đó để tính cước phí vận chuyển.
4.Cách tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hoá:
4.1 Cách tính chỉ số cbm hàng hóa bằng đường bộ:
Đối với việc tính trọng lượng các chuyển hàng bộ để thu cước phí, trọng lượng theo CBM được tính: 1 CBM = 333 kg/m3.
Ví dụ: Để vận chuyển lô hàng đường bộ có 10 kiện, kích thước 1 kiện là 130cmx100cmx150cm. Trọng lượng 1 kiện: 950 kg
Cách để tính giá cước được thực hiện như sau:
– Tính tổng trọng lượng của 10 kiện hàng:
Tổng trọng lượng: 950 x 10 = 9.500 kg
– Tính CBM cho 10 kiện hàng:
Đổi kích thước các kiện hàng sang m: 130cm x 100cm x 150cm -> 1,3 m x 1m x 1,5m
CBM = (1,3 x 1 x 1,5) x 10 = 19,5 cbm
– 1CBM đường bộ quy đổi thành 333kg.
Trọng lượng thể tích = 1,95 cbm x 333 kg/ cbm = 649,35 kgs
– So sánh trọng lượng CBM và trọng lượng tổng của kiện hàng:
Trong trường hợp này, trọng lượng tổng lớn hơn so với trọng lượng thể tích. Do vậy, để tính cbm hàng bộ chúng ta sẽ căn cứ vào trọng lượng tổng là 9500 kg để tính cước cho lô hàng có 10 kiện hàng này.
4.2 Cách tính CBM hàng hóa bằng đường biển:
Đối với việc tính trọng lượng các chuyển hàng biển để thu cước phí, chúng ta quy đổi 1CBM = 1000kg để tính cước phí hàng biển dễ dàng hơn.
Ví dụ: Để vận chuyển một lô hàng bằng đường biển gồm 10 kiện hàng. Kích thước của mỗi kiện là 130cm x 100cm x 150 cm và trọng lượng 700kg/kiện. Vậy để tính toán trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước phí của các lô hàng này, chúng ta phải thực hiện các bước như sau:
– Tính tổng trọng lượng hàng hóa:
Bạn có 10 kiện hàng, công thức tính tổng trọng lượng sẽ là 700 x 10 = 7000 kg.
– Tính CBM cho 10 kiện hàng hóa:
- Kích thước 1 kiện hàng quy đổi theo mét: 130 cm x 100 cm x 150 cm -> 1,3 m x 1m x 1,5m
- CBM = (1,3m x 1m x 1,5m) x 10 = 1,95 cbm (mét khối)
– Tính trọng lượng thể tích của lô hàng đường biển:
Đường biển: 1 CBM quy đổi thành 1000kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng: 19,5 cbm x 1000 kgs/ cbm = 19500 kgs
– So sánh CBM và trọng lược tổng của các kiện hàng:
Trong trường hợp này, tổng trọng lượng của lô hàng 7000 kg, trọng lượng thể tích 19500 kg. Như vậy rõ ràng trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế. Do vậy, chúng ta sẽ tính cước phí vận chuyển cho 10 kiện hàng hóa này căn cứ theo trọng lượng thể tích là 19.500 kg.
4.3 Cách tính cbm hàng hóa bằng đường hàng không:
Đối với việc tính trọng lượng các chuyển hàng bằng đường hàng không để thu cước phí. Thì 1 CBM sẽ được quy đổi thành 167kg.
Ví dụ: Để tính cbm cho 10 kiện hàng air, kích thước 1 kiện là 150cm x 120cm x 110cm.Trọng lượng mỗi kiện: 55kg. Ta thực hiện cách tính cbm cho ví dụ trên như sau:
– Tính tổng trọng lượng hàng hóa:
Bạn có 10 kiện hàng, công thức tính tổng trọng lượng sẽ là 55 x 10 = 550kg
– Tính thể tích hàng hóa:
- Kích thước kiện hàng quy đổi theo mét: 150 cm x 120 cm x 110 cm -> 1,5 m x 1,2 x 1,1m
- Tổng thể tích cho 10 kiện: CBM = (1,5 x 1,2 x 1,1) x 10 cbm = 19,8 cbm
– Tính trọng lượng thể tích của lô hàng đường hàng không:
Đường hàng không: 1 CBM quy đổi thành 167 kg.
Như vậy trọng lượng CBM: 19,5 cbm x 167 kgs/cbm = 3306 kgs
– So sánh CBM và trọng lược tổng của các kiện hàng:
Trong trường hợp này, tổng trọng lượng của lô hàng 550kg, trọng lượng thể tích 3306kg. Như vậy chúng ta thấy trọng lượng thể tích lớn hơn. Do vậy, để tính cước phí vận chuyển chúng ta sẽ căn cứ vào trọng lượng thể tích.
Trên đây SEC Warehouse đã chia sẻ đến bạn các thông tin chi tiết về CBM là gì và cách tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hoá. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn CBM là gì cũng như biết cách tính CBM để áp dụng một suôn sẻ nhé!