Trong giao dịch xuất nhập khẩu, bạn sẽ gặp nhiều điều kiện giao hàng khác nhau tùy tính chất hàng hóa cũng như thỏa thuận mua bán giữa các bên. Trong đó FCA là một điều kiện quen thuộc trong Incoterms rất được ưa chuộng.
Vậy FCA là gì, có điểm nào đặc biệt cần lưu ý. Và FCA có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? SEC Warehouse sẽ giúp bạn giải đáo trong bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Định nghĩa điều kiện FCA là gì?
Điều kiện FCA tiếng anh là Free Carrier, hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là “Giao cho người chuyên chở”. Tuy nhiên trong hoạt động xuất nhập khẩu logistics, bạn cần cần nói điều kiện giao hàng FCA thì mọi người sẽ hiểu.
Theo đó, FCA là một trong những điều kiện giao hàng phổ biến của Incoterms, thường được sử dụng trong hoạt động vận chuyển quốc tế. Theo đó, điều kiện thương mại này sẽ yêu cầu người bán phải có trách nhiệm đóng gói và chất xếp hàng hóa lên thiết bị chuyên chở tại một vị trí quy định đã thỏa thuận, ví dụ như nhà xe hoặc bến cảng.
Với những ưu điểm của mình, thông thường điều kiện giao hàng FCA sẽ được dùng rộng rãi với hầu hết các phương thức vận chuyển hiện nay như hoạt động vận chuyển đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa hoặc vận tải đa phương thức
Với điều kiện FCA, thì người bán hàng sẽ thông quan hàng hóa và giao hàng đã được thông quan tới một địa điểm chỉ định cho người mua. Còn người mua sẽ chịu trách nhiệm chọn tìm đơn vị vận chuyển hàng hóa. Lưu ý địa điểm giao hàng cũng có thể là cơ sở của người bán, địa điểm giao nhận vận tải như nhà xe, kho CFS, kho ngoại quan, cảng hay sân bay,…
Khi chuyển gia hàng cho người chuyên chở thứ nhất, đồng nghĩa với việc người bán đã chuyển rủi ro cho họ. Mọi vấn đề xảy ra sau khi giao hàng cho bên vận chuyển sẽ không thuộc trách nhiệm của người bán.
2. So sánh FCA với EXW, FOB và CIF
Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của các bên và thời điểm chuyển giao trách nhiệm của các điều kiện giao hàng FCA, EXW, FOB và CIF, bạn có thể theo hình dung như sau:
- EXW: Người bán sẽ giao hàng cho người mua hoặc đơn vị vận chuyển ngay tại phân xưởng, kho, nhà máy,… hoặc một cơ sở nào đó thuộc người bán.
- FCA: Người bán sẽ giao hàng cho người vận chuyển tại một vị trí chỉ định như cảng, kho, sân bay,…
- FOB: Người bán sẽ giao hàng cho hãng tàu, và khi hàng đã lên boong tàu, thì trách nhiệm sẽ được bàn giao qua cho người mua (hoặc đơn vị vận chuyển)
- CIF: Người bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế. Lúc này địa điểm giao nhận hàng sẽ có thể không thuộc nội địa của người bán, mà sẽ là một địa điểm khác như cầu cảng, kho ngoại quan, nhà xưởng của người mua. Nói cách khác cũng giống như giao hàng tận nơi.
Nói tóm lại, với điều kiện giao hàng FCA thì trách nhiệm của người bán và rủi ro họ phải chịu khi bàn giao hàng hóa có thể nói là ít hơn các điều kiện khác. Tuy nhiên chính vì sự linh hoạt, thuận lợi cũng như khả năng tương thích tốt với điều kiện thị trường địa phương, mà FCA vẫn được rất nhiều đơn vị chọn lựa.
Xem thêm:
Điều kiện CPT là gì? Nghĩa vụ của người bán và người mua
Điều kiện DDP là gì? Chi tiết nội dung về điều kiện giao hàng DDP
3. Điều kiện FCA trong vận tải đa phương thức
Hiện nay, thì các điều kiện giao hàng được các nhà nhập khẩu ưa chuộng nhất trong Incoterms có thể kể tới là EXW, FOB, CIF, CFR và FCA. Và theo đánh giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực này, thì vận tải đường biển khi áp dụng điều kiện FCA sẽ tiện lợi và có nhiều ưu thế hơn so với FOB và CIF. Nhưng trên thực tế, sự phù hợp còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố, cũng như nhu cầu và thỏa thuận của các bên!
Nhưng có một điều có thể khẳng định, đó là FCA rất phù hợp với kiểu vận tải đa phương thức, nên hiện nay rất thông dụng. Theo đó, có thể dùng trong vận chuyển đường biển, đường sắt, đường bộ hay đường hàng không.
4. Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện FCA là gì?
Sự phân chia trách nhiệm của người mua và người bán trong điều kiện FCA cơ bản gồm các việc như Giao hàng, vận chuyển, thông quan. Cụ thể:
Đối với người bán: Họ phải trả các khoản phí như sản xuất, dán nhãn, đóng gói hoàn thiện sản phẩm và kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao, đảm bảo hàng hóa đáp ứng đúng yêu cầu của người mua theo thỏa thuận. Bên cạnh đó, người bán còn có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức để vận chuyển hàng hóa tới địa điểm chỉ định (cảng, sân bay, nhà kho,…) để chuẩn bị cho việc xuất hàng đi. Và đồng thời, người bán cũng chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục hải quan liên quan.
Còn đối với người mua, họ chỉ có trách nhiệm tìm kiếm và ký hợp đồng vận tải với một đơn vị vận chuyển và đưa hàng về nước. Và họ sẽ thanh toán chi phí tiền hàng cho người bán, cũng như thanh toán tiền vận chuyển cho đơn vị thứ ba này.
Điều đó có nghĩa, ký người bán đã thực hiện xong việc khai báo hải quan điện tử, và chuyển hàng cho Carrier (người chuyên chở), thì họ sẽ hoàn thành xong trách nhiệm của mình, chấm dứt trách nhiệm tại thời điểm giao hàng. Và mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan cho tới khi hàng tới tay người mua, sẽ do người mua và các bên liên quan chịu trách nhiệm.
Vấn đề chuyển giao trách nhiệm ở đâu, khi nào có ý nghĩa rất quan trọng, chính vì thế bên bán và bên mua cần thỏa thuận cụ thể và nêu rõ trong hợp đồng thương mại, tránh các tranh chấp hoặc mâu thuẫn xảy ra sau này.
5. Thời điểm chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán đối với từng loại hình vận chuyển
Tùy theo loại hình vận chuyển mà việc chấm dứt trách nhiệm của người bán khi giao hàng cho carrier sẽ có đôi chút khác nhau. Cụ thể:
5.1 Vận chuyển đường sắt
Trường hợp điều kiện giao hàng FCA ứng dụng cho hoạt động vận chuyển đường sắt, thì điểm giao hàng thường là toa tàu. Tức người bán hàng phải hoàn thành việc bốc xếp hàng hóa lên toa tàu/container trên toa tàu. Và khi hàng hóa được bàn giao, và được tiếp quản bởi người được ủy quyền/quản lý đường sắt thì trách nhiệm của người bán mới chính thức chấm dứt.
Còn trường hợp hàng hóa dạng lẻ, không đầy container, thì người bán sẽ chấm dứt trách nhiệm khi bàn giao hàng cho đơn vị thu gom tại điểm tiếp nhận, hoặc bàn giao cho một phương tiện vận tải nào đó do đơn vị đường sắt cung cấp.
5.2 Vận chuyển đường bộ
Nếu địa điểm giao hàng thỏa thuận là tại cơ sở của người bán, và người mua tự thuê đơn vị vận chuyển tới nhận hàng, thì người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi hàng hóa đã được chất xếp đầy đủ lên xe của người vận chuyển, đã được kiểm đếm đúng theo yêu cầu.
Còn nếu có địa điểm chỉ định giao hàng, thì người bán sẽ chở hàng tới địa điểm này, và bàn giao cho người vận chuyển hoặc người được ủy quyền. Nghĩa vụ chấm dứt khi hai bên vận chuyển xác nhận nhận đầy đủ hàng hóa.
5.3 Vận chuyển bằng đường thủy nội địa
Đối với vận chuyển bằng đường thủy nội địa, nếu điểm giao hàng tại cơ sở của người bán hoặc bến cảng, thì nghĩa vụ của người bán sẽ hoàn thành sau khi bốc xếp đầy đủ lên tàu chở hàng mà người mua đã chuẩn bị sẵn.
Còn nếu điểm giao hàng được chỉ định là cơ sở của người vận chuyển, thì người bán chở hàng tới bàn giao cho người vận chuyển/người được ủy quyền để chấm dứt trách nhiệm của người bán hàng.
5.4 Vận chuyển đường biển
Trách nhiệm của người bán đối với hàng FCL và LCL cũng có đôi chút khác biệt. Đối với hàng nguyên container (FCL – Full Container Load), thì yêu cầu phải vận chuyển các container tới khu vực Terminal của cảng. Lúc này nhiệm vụ của người bán sẽ được bàn giao lại cho đơn vị khác khi container đã được đưa terminal và hàng đã được thông quan.
Còn đối với hàng lẻ chưa đầy cont (LCL – Less than Container Load), thì người bán cần mang hàng tới kho CFS (Điểm thu gom hàng lẻ). Mọi rủi ro, trách nhiệm sẽ được bàn giao khi người bán hoàn tất giao hàng cho người đại diện (forwarder, đơn vị gom hàng consol), hoặc hãng tàu biển.
6. Vì sao điều kiện FCA lợi thế hơn FOB và EXW
Do thói quen, hiện nay nhiều người làm xuất nhập khẩu ở Việt Nam vẫn ưa chuộng sử dụng các điều kiện FOB, CIF hay EXW. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều người có kinh nghiệm, thì điều kiện FCA sẽ mang tới nhiều ưu điểm hơn, nên người kinh doanh nhập khẩu cần cân nhắc chọn lựa để tối ưu cho quá trình giao nhận, vận chuyển hàng hóa của mình.
6.1 So với FOB, lợi thế của FCA là gì?
Trong quy định của điều kiện FOB, thì người bán sẽ giao hàng lên trên boong tàu (onboard). Tuy nhiên hầu như các container đều buộc phải “hạ” ở cầu cảng – BY – Bãi tập kết container, hoặc lưu tạm tại CFS trước khi được đưa lên tàu. Tại đây, nếu xảy ra sự cố khiến hàng hóa bị hư hại, tổn thất, thì dễ nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa bên bán và bên mua. Theo nhiều người, thì FOB sẽ có nhiều hạn chế hơn FCA, và không phù hợp lắm với hàng chứa trong cont vận chuyển bằng đường biển. Điều kiện FOB chỉ nên áp dụng cho vận chuyển hàng rời bằng đường biển.
Chính vì thế, hai bên cần quy định thật rõ về địa điểm và thời gian giao hàng, thời điểm chuyển giao trách nhiệm, định hướng các giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Trong khi đó, với điều kiện FCA, thì có vẻ phù hợp hơn với vận chuyển container. Bởi quy định, người mua sẽ có trách nhiệm tới khi thực hiện xong việc đưa hàng lên phương tiện vận tải do người bán cung cấp, vị trí tùy chọn, có thể là cơ sở của người bán, kho hoặc cảng,… Miễn sao hoàn tất giao hàng cho đơn vị vận chuyển, là người bán đã chuyển giao rủi ro và trách nhiệm. Điều này giúp hạn chế các tranh chấp giữa các bên.
6.2 So với EXW, lợi thế của FCA là gì?
Còn đối với điều kiện giao hàng EXW, người mua có trách nhiệm thông quan xuất khẩu cho lô hàng. Chính vì thế sẽ khiến họ tốn thêm một khoản chi phí, mất thêm thời gian và sẽ gặp không ít khó khăn, bởi việc thông quan xuyên biên giới diễn ra tại nước bạn, trong khi bản thân đơn vị nhập khẩu lại ở xa và có thể không nắm rõ các quy định của quốc gia người bán.
Đồng thời, theo quy định của EXW, người bán chỉ cần chuẩn bị sẵn hàng hóa, chứ không yêu cầu họ phải có nhiệm vụ phải bốc, xếp hàng hóa lên phương tiện (mà bên mua cung cấp).
Nhìn chung, EXW tạo nên nhiều lợi thế cho người bán, và trách nhiệm cũng như rủi ro bên mua phải gánh có vẻ sẽ nhiều hơn, bên mua cũng khó chủ động trong tình huống xảy ra sự cố.
FCA trong trường hợp này sẽ linh hoạt hơn và giúp cân bằng lại trách nhiệm cũng như quyền lợi của hai phía. Bởi người bán sẽ dễ dàng thực hiện thông quan hàng hóa nhờ hiểu rõ quy định sở tại, hoặc thông qua các mối quan hệ nhờ kinh nghiệm làm ăn.
Còn đối với người mua, họ sẽ giảm được một khoản phí tương đối, cũng như rút ngắn được thời gian làm thủ tục.
7. Ưu điểm và nhược điểm của điều kiện FCA là gì?
Như mọi vấn đề trong cuộc sống, không có gì là hoàn hảo. Và điều kiện giao hàng FCA cũng vậy, sẽ có nhiều ưu điểm nhưng song song đó cũng sẽ tồn tại không ít hạn chế.
Ưu điểm của điều kiện FCA là gì?
- Trách nhiệm của người bán trong điều kiện FCA có vẻ cao hơn, chịu thêm không ít khoản phí phát sinh, bởi họ phải hoàn thiện mọi thủ tục và chỉ bàn giao trách nhiệm rủi ro khi hàng được giao tới cho đơn vị vận chuyển mà bên mua cung cấp. Do đó, người bán có cơ hội để thỏa thuận mức giá bán tốt hơn.
- Người mua có thể nắm bắt tốt các loại phí phát sinh (nếu có), vì thế kiểm soát mức giá hiệu quả hơn. Bên bán có thể thỏa thuận nâng giá bán vì chịu nhiều trách nhiệm, nhưng bên mua cũng có thể chủ động cân nhắc để đạt được mức giá thỏa thuận tốt nhất.
- Việc thông quan hàng hóa và các thủ tục phiền phức liên quan sẽ được người bán thực hiện nhanh chóng thông qua sự am hiểu quy định địa phương. Nhờ đó mà người mua không phải quá bận tâm và áp lực. Họ chỉ cần tìm thuê đơn vị vận chuyển và lựa chọn điểm nhận hàng phù hợp.
Nhược điểm của điều kiện FCA là gì?
- Người bán phải chịu khá nhiều rủi ro trong điều kiện giao hàng FCA, nên cần tính phí phát sinh vào tiền hàng và dịch vụ. Điều này dễ khiến bên mua cảm thấy giá bị nâng cao.
- Người bán chấm dứt trách nhiệm khi bàn giao hàng hóa đã thông quan. Lúc này người mua cần phải thực hiện trách nhiệm mua bảo hiểm, cũng như tự gánh các rủi ro về sau trong quá trình vận chuyển. Thời gian vận chuyển càng lâu, thì nguy cơ rủi ro cũng càng tăng.
- Vì trách nhiệm người bán chấm dứt rất nhanh ngay sau khi giao hàng. Nên người mua cần có kinh nghiệm trong hoạt động mua hàng quốc tế. Phải có thế mạnh trong việc tìm kiếm nhà vận tải.
- Để quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi, thì tinh thần thiện chí của bên mua rất quan trọng. Họ phải sắp xếp địa điểm giao hàng cũng như lựa chọn và lên kế hoạch nhận hàng cho bên vận chuyển cụ thể.
Nhìn chung, điều kiện FCA có tính ứng dụng cao, khá phù hợp với mọi phương thức vận tải, và cả vận tải đa phương thức. Nếu bạn là một nhà nhập khẩu, có thể cân nhắc lựa chọn điều kiện FCA để chủ động hơn trong quá trình giao nhận, chỉ định nhà vận chuyển thích hợp nhất với mình.