Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải bằng hình thức đường biển phải đối diện với các khoản phí cước bắt buộc phải đóng. Trong có phải kể đến khoản phí local charges. Vậy phí local charges là gì? Các loại phí local charges phổ biến hiện nay. Cùng SEC Warehouse tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về loại phí này.
Các nội dung chính của bài viết
1. Local charges là gì?
Local charges là phí địa phương được trả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Điều này có nghĩa một lô hàng thì phí local charges cả shipper và consignee phải đóng. Local charges được thu theo hãng tàu và cảng, mỗi hãng tàu có sự chênh lệch khác nhau về phí local charges.
2. Các loại phí Local charges phổ biến hiện nay:
Trong một lô hàng hóa khi xuất nhập khẩu phải chịu phí Local charges. Tuy nhiên phí Local charges này chia thành các loại như sau:
2.1 Phí THC (Terminal Handling Charge):
Phí THC là viết tắt của cụm từ Terminal Handling Charge – đây là khoản phụ phí bù đắp cho chi phí làm hàng tại cảng của chủ hãng tàu. Nhằm cho phép chủ hãng tàu hoạt động tại cảng, chủ hãng tàu nộp cho cảng phí xếp dỡ và các khoản phí có liên quan, sau đó chủ hãng tàu lại thu lại khoản phí đó từ phía khách hàng của mình.
2.2 Phí Handling (Handling fee):
Phí handling là phí xử lý hàng hóa, đây là khoản phí mà hãng tàu, đơn vị vận chuyển thu của khách hàng để bù đắp cho việc đơn vị vận chuyển vận chuyển và liên lạc với các đơn vị vận chuyển khác tại các quốc gia khác để mở các lệnh như D/O, B/L,.. . Có thể hiểu, các đơn vị vận chuyển có 1 mạng lưới để làm việc với nhau, khoản phí này được thu để duy trì mạng lưới đó hoạt động.
2.3 Phí D/O (Delivery Order fee):
Phí D/O là phí lệnh giao hàng, là phí mà khi hàng đến cảng nhận, đơn vị vận chuyển muốn nhận hàng tại cảng thì cần có lệnh giao hàng D/O. Lệnh giao hàng này sẽ xác nhận việc đơn vị vận chuyển có thể nhận hàng hay không. Lệnh giao hàng này do đơn vị vận chuyển phát hành. Cũng chính vì cậy, đơn vị vận chuyển thu của khách hàng một khoản phí này.
2.4 Phí AMS (Advanced Manifest System fee):
Phí AMS là một khoản phí bắt buộc ở các nước như Canada, Mỹ, … khi hàng hóa đến cảng của các quốc gia này. Loại phí này chỉ áp dụng lên các quốc gia nhất định. Được cục hải quan Mỹ quy định, và có mức thu là $25/ 1 vận đơn đường biển. Đi kèm với phí, đơn vị vận chuyển phải khai báo chi tiết hàng hóa được vận chuyển đến. Đây là 1 biện pháp an ninh được các quốc gia áp dụng tránh việc hàng hóa nhập lậu, phi pháp tuồn vào nước mình.
2.5 Phí ANB:
Phí ANB là phí đơn vị vận chuyển phải kê khai trước khi hàng hóa được đưa vào cảng của quốc gia, bắt buộc phải đóng. Điều Khác biệt là phí này được áp dụng cho các quốc gia thuộc khu vực Châu Á.
2.6 Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee), Phí chứng từ (Documentation fee):
Mỗi một lô hàng được vận chuyển, chủ hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển phải phát hành một tờ hóa đơn để xác nhận về quyền sở hữu lô hàng, đồng thời hợp thức hóa hợp đồng vận chuyển mà khách hàng đã ký. Việc phát hành hóa đơn này được các chủ hãng tàu, đơn vị vận chuyển thu của khách hàng một khoản phí tương ứng: Phí B/L (Bill of Lading fee) – phí dành cho hàng vận tải bằng đường biển; phí AWB (Airway Bill fee) – phí dành cho hàng vận tải bằng đường hàng không,…
2.7 Phí CFS (Container Freight Station fee):
Phí CFS viết tắt từ tiếng Anh “Container Freight Station fee” là loại phí được chủ tàu, đơn vị vận chuyển thu để bù đắp khoản phí mà chủ tàu, đơn vị vận chuyển đã bỏ ra để vận chuyển hàng hóa từ container vào kho hay từ kho ra container.
2.8 Phí chỉnh sửa B/L (Amendment fee):
Loại phí local charges này chỉ áp dụng cho nhà nhập khẩu, đối với việc nhà nhập khẩu mua hoá đơn từ các đơn vị vận chuyển ( các hoá đơn này cho phép chỉnh sửa). Trong quá trình hàng đã xuất cảng, nếu đơn vị xuất khẩu muốn chỉnh sửa hóa đơn thì sẽ liên hệ cho đơn vị vận chuyển. Có 2 tình huống có thể xảy ra:
- Hàng hóa khi đó đang trong quá trình vận chuyển
Đối với hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, phí chỉnh sửa B/L khoảng $50. Khi hàng hóa chưa đến cảng, nhà xuất khẩu có thể chỉnh sửa dễ dàng hóa đơn, miễn sao có thể gửi bản hợp đồng đến nay người nhập khẩu một cách nhanh chóng để có thể nhận hàng.
- Hàng hóa khi đã đến bến cảng
Hóa đơn được dùng để đơn vị nhập khẩu nhận hàng tại bến cảng. Khi hàng hóa đến bến cảng, nếu đơn vị xuất khẩu muốn sửa đổi hóa đơn. Thông thường sẽ mất ít nhất là $100. Do tính phức tạp hơn trong quá trình sửa đổi hóa đơn.
Xem thêm: Phí LSS là gì? Các thông tin liên quan đến phí LSS
2.9 Phí BAF (Bunker Adjustment Factor):
Phí BAF là khoản phụ phí bù đắp cho khoản phát sinh do chi phí nhiên liệu biến động. Giá dầu, giá nhiên liệu chưa bao giờ là cố định, các chủ tàu thu khoản phí này với khách. Phí này để bù đắp trong trường hợp giá nhiên liệu bất ngờ biến động.
2.10 Phí PSS (Peak Season Surcharge)
Phí PSS viết tắt từ Tiếng Anh ‘Peak Season Surcharge’ được dịch là Tiếng Việt phí mùa cao điểm. Loại phí này được các chủ hãng tàu thu vào thời điểm nhất định (từ tháng tám đến tháng 10) đây là thời điểm tăng mạnh về nhu cầu xuất hàng sang các quốc gia châu Âu, phục vụ nhu cầu lễ Giáng sinh và Tạ Ơn.
2.11 Phí CIC (Container Imbalance Charge):
Phí CIC là khoản phụ phí thu để bù đắp sự mất cân đối vỏ container. Vì mỗi lần vận chuyển container hàng đều cần các khoản chi phí đi kèm như nhiên liệu,… Tuy nhiên không phải chuyến vận chuyển nào trong container cũng lỗi mà chỉ có những chuyến do bù đắp lượng container thiếu hụt ở nơi này, ta chuyển container trống ở nơi khác đến. Khoản phí này sinh ra để bù đắp cho khoản chi phí đó.
2.11 Phí GRI (General Rate Increase):
Đây là khoản phụ phí của cước vận chuyển, tuy nhiên, khoản phụ phí này chỉ được thu vào mùa cao điểm, khi các hãng tàu không đủ tàu để cung ứng cho khách hàng.
2.13 Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng):
Khoản phí này áp dụng cho các container lạnh – thường là các container vận chuyển thực phẩm, hàng hóa cần có sự bảo quản, để hàng hóa giữ được độ tươi mới.
2.14 Phí vệ sinh container (Cleaning container fee):
Chi phí vệ sinh là chi phí cần thiết cho các chủ hãng tàu sau mỗi chuyến hàng. Vì sẽ cần người vệ sinh container để chuẩn bị cho chuyến hàng tiếp theo. Chi phí vệ sinh này các chủ tàu sẽ thu lại từ khách hàng của mình.
2.15 Phí lưu container tại bãi của cảng (DEMURRAGE); Phí lưu container tại kho riêng của khách (DETENTION); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE)
Khi container không được sử dụng, chúng sẽ được lưu giữ tại bãi của cảng, kho riêng của khách. Đối với các trường hợp khác nhau, chủ tàu sẽ chi trả những khoản phí khác nhau.
Trên đây là những khoản phí mà nhà xuất nhập khẩu phải đóng cho hãng tàu, cho cảng,..Chúng được biết đến dưới tên gọi phí địa phương – local charges. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về loại phí này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn thành công.