Đối với hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển có rất nhiều chi phí phải đóng. Chắc hẳn nếu bạn sử dụng các hình thức trên để vận chuyển thì có thể nghe đến từ phí LSS và đã đóng loại phí này. Vậy phí LSS là gì? Các thông tin liên quan đến phí LSS. Cùng SEC Warehouse tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để có thể giải đáp các thắc mắc trên nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Định nghĩa phí LSS là gì?
Phí LSS tên tiếng anh là “Low Sulphur Surcharge“, còn tiếng việt dịch ra là phụ phí giảm thải lưu huỳnh được quy định trong điều luật quốc tế kể từ ngày đầu tiên của năm 2015. Các tàu buộc phải nộp thêm phụ phí giảm thải lưu huỳnh khi tham gia vận tải. Mức thu được áp dụng khác nhau cho mỗi hãng tàu và tuyến vận chuyển hàng dài hay ngắn.
Hiện tại phụ phí LSS có các tên gọi khác nhau:
- Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS)
- Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
- Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
- Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)
- Environmental Fuel Fee (EFF)
2. Đối tượng phải chịu phí LSS là những ai?
Bên cạnh việc phí LSS ngày càng gia tăng, các hãng tàu vận tải biển hiện cũng phải chịu thêm rất nhiều chi phí khác nhau để có thể đảm bảo hoạt động vận chuyển giữa các cảng được thông suốt. Tuy nhiên, bên cạnh các hãng tàu là đối tượng phải chịu phí LSS. Có những đối tượng khác cũng phải chịu khoản phí này và hàng loạt các phụ phí khác gồm:
- Chủ tàu, nhà khai thác tàu.
- Người thuê tàu.
- Đại lý cung cấp, buôn bán nhiên liệu cho các tàu biển.
- Các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng cho các chủ tàu vay
3. Cách tính phí LSS trong hoạt động vận tải xuất nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ vào từng tuyến đi và điểm đến khác nhau mà các mức phí LSS được định giá khác nhau. Mỗi tàu mỗi hành trình đều sẽ có mức phí khác nhau được thông báo và quy định khi tàu xác định được hành trình và những tuyến đi qua khu vực kiểm soát khí thải.
Mức phí không thay đổi dựa vào loại mặt hàng, vậy nên cho dù hàng hóa đó là hàng nhập khẩu hay là hàng xuất khẩu sang nước khác, hàng khô may mặc, hay hàng có chứa dung môi,… đều được áp dụng như nhau. Sự khác nhau giữa các mức phí sẽ được đánh giá tùy thuộc vào các khoản chi phí cộng thêm do sử dụng nhiên liệu sạch trên mỗi một điểm đi cụ thể.
Mức phụ phí này mang tính chất biến động theo giá của nhiên liệu ít lưu huỳnh. Tức là nhiên liệu sạch, tức là khi nhiên liệu sạch tăng thì mức phụ phí cũng theo đó mà tăng và ngược lại nếu nhiên liệu sạch trên thị trường giảm thì mức phí sẽ được điều chỉnh giảm xuống tương ứng.
Vì vậy nó mang tính thời kỳ và cụ thể là được xem xét 3 tháng một lần. Vậy nên các hãng tàu có thể dự trù trước được mức phụ phí phát sinh thêm. Nếu như nắm bắt được mức phí của nhiên liệu ít lưu huỳnh trên thị trường.
Dựa vào các loại phí phát sinh do sử dụng nguồn nhiên liệu sạch trong mỗi điểm đi cụ thể, thì mức phí sẽ có sự xê dịch. Có thể hiểu đơn giản là khi giá của nguồn nhiên liệu sạch tăng đồng nghĩa với việc mức phí sẽ tăng theo và ngược lại.
4. Mức thu phí LSS là bao nhiêu?
Phí LSS được các hãng tàu thu riêng hoặc có thể tính cộng vào cước biển. Theo ước tính thì giá cước vận chuyển bằng tàu biển có thể sẽ tăng theo thời gian. Tuy nhiên hiện tại các mức thu đang được áp dụng phí LSS như sau:
- 25 – 40 USD/container 20′ hàng khô.
- 50 – 80 USD/container 40′ hàng khô.
- Phụ phí LSS hàng lạnh sẽ cao hơn hàng khô.
5. Phí LSS có cần kê khai trong trị giá tính thuế không?
Phí LSS cần kê khai trong trị giá tính thuế. Nó là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế. Nếu người nhập khẩu phải thanh toán khoản phụ phí này cho hãng tàu. Trường hợp hãng tàu (người vận chuyển hàng hóa) không thu khoản phụ phí LSS thì doanh nghiệp không cần kê khai.
Nếu hàng nhập có đóng phí LSS sẽ phải cộng vào trị giá tính thuế. Điều này sẽ làm tăng chi phí thuế phải nộp. Khiến doanh nghiệp tăng thêm một phần chi phí vận chuyển.
6. Những đặc điểm cần lưu ý về phí LSS:
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu lúc ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Nên quy định phụ phí này do ai trả để ghi rõ lên vận đơn. Tạo cơ sở pháp lý để xác định ai phải trả phụ phí LSS.
- Theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Từ ngày 01/01/2020, những tàu biển cỡ lớn vận chuyển hàng hóa vượt đại dương phải tiêu dùng nhiên liệu mang hàm lượng lưu huỳnh thấp, chỉ ở mức 0,5%.Đã mang sự thống nhất trong ngành vận tải biển là khách hàng sẽ chịu phần kinh phí nhiên liệu tăng thêm. Miễn là người vận chuyển (hãng tàu) phải chứng minh rõ ràng, minh bạch kinh phí họ phải chịu thêm để tàu hoạt động.
- Từ tháng 11/2019, những hãng tàu đã mang thông báo thu phụ phí LSS. Doanh nghiệp hiểu rõ và thể hiện sự đồng thuận với những quy định của IMO nhằm bảo vệ môi trường. Phụ phí LSS này được áp dụng tại cảng bốc hàng.
Nhìn chung, LSS là một loại phí các hãng tàu sử dụng các loại nhiên liệu khác sạch nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường. Mong rằng với những chia sẻ của SEC Warehouse trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về loại phí này. Để biết thêm được những thông tin hữu ích, các bạn hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới của chúng tôi nhé!