Sữa và các sản phẩm từ sữa là sản phẩm thiết yếu trong đời sống hiện nay. Nhu cầu về sữa bột ngày càng tăng cao, trong khi thị trường nội địa lại không đủ để đáp ứng. Do đó, nhiều đơn vị đã chọn nhập khẩu sữa bột về kinh doanh tại Việt Nam. Vậy thủ tục nhập khẩu sữa bột như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Các nội dung chính của bài viết
1. Chính sách làm thủ tục nhập khẩu sữa bột vào Việt Nam
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu sữa bột, bạn đọc cần hiểu rõ về các chính sách pháp lý có liên quan. Một khi đã nắm được các quy định pháp luật về chính sách Pháp luật có liên quan để tiến hành thủ tục nhập khẩu một cách nhanh chóng nhất.
Cụ thể, về phương diện pháp lý, sữa bột không phải là hàng hóa bị cấm nhập khẩu hay phải nhập khẩu cần xin phép tại Việt Nam. Do đó, bạn có thể tiến hành các thủ tục nhập khẩu tương tự như những mặt hàng bình thường khác. Một số quy định về nhập khẩu sữa bột mà bạn cần biết:
- Khoản 1, Điều 14 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 25/04/2012, quy định Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
- Điểm 3, phần II, Mục 2 danh mục động vật và sản phẩm động vật thuộc diện phải được kiểm dịch, ban hành kèm theo Quyết định 45/2005/QĐ-BNN do Bộ Nông nghiệp ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2005: Các mặt hàng “Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa” sẽ thuộc diện phải tiến hành kiểm dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Mã HS Code của sữa bột
Xác định mã HS Code là việc vô cùng cần thiết khi tiến hành thủ tục nhập khẩu sữa bột. Biết được mã HS của sữa bột sẽ giúp bạn biết được mức thuế nhập khẩu cần đóng và các chính sách Pháp luật cần tuân thủ.
Mã HS Code của sữa bột: 0402.10.41; 0402.10.49; 0402.10.91; 0402.10.99
3. Thuế nhập khẩu sản phẩm sữa bột
Khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột, bạn cần nộp 2 loại thuế đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT):
- Thuế nhập khẩu: 5%
- Thuế GTGT (VAT): 10%
Hiện nay, Hiệp hội sữa Việt Nam đề nghị giảm thuế nhập khẩu sữa bột (có mã HS 0402) từ 5% xuống còn 3% để góp phần giảm giá sữa trên thị trường. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để mọi đối tượng đều có thể sử dụng sản phẩm sữa để nâng cao sức khoẻ, cải thiện tầm vóc người Việt, đa dạng nguồn nguyên liệu và thúc đẩy tính cạnh tranh.
4. Hướng dẫn tiến hành thủ tục nhập khẩu sữa bột
Để tiến hành thủ tục nhập khẩu sữa bột về Việt Nam, trước tiên cần chuẩn bị một bản Tự công bố sản phẩm. Bên cạnh đó, đăng ký và khai báo kiểm dịch động vật. Đơn vị nhập khẩu cần đăng ký kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó, tiếp tục thông quan và nhập hàng về nước.
Tự công bố sản phẩm
Thời gian tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm là 5 – 10 ngày làm việc. Để tránh mất nhiều thời gian cho bước này, bạn hãy nhập cả mẫu sản phẩm và bao bì đóng gói. Chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn thiện và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để làm kiểm nghiệm. Khi đã có kết quả, tiếp tục nộp hồ sơ tự công bố và chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước.
Đăng ký khai báo kiểm dịch khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột
Việc khai báo kiểm dịch cho sản phẩm sữa bột được thực hiện nhanh hơn, khoảng từ 2 – 5 ngày làm việc. Cục kiểm dịch sẽ ra Công văn hướng dẫn thực hiện kiểm dịch. Đăng ký kiểm dịch sẽ được thực hiện bằng hình thức Online thông qua cổng thông tin một cửa Quốc gia.
Hồ sơ bạn cần chuẩn bị để đăng ký kiểm dịch gồm có:
- Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu theo mẫu 19 của Luật Thú y: 1 bản Copy
- Health Certificate được cấp bởi nước xuất khẩu: 1 bản Copy
- 1 Bản Copy Công văn cam kết Health
- Certificate of registration: Cục thú y có thể yêu cầu cung cấp thêm mã số nhà máy sản xuất
Sau khi Cục Thú ý gửi Văn bản đồng ý cho kiểm dịch và chỉ định cơ quan tiến hành công tác kiểm dịch sản phẩm. Doanh nghiệp tiếp tục tiến hành khai báo kiểm dịch theo hướng dẫn trong văn bản và nhận được giấy chứng nhận kiểm dịch. Với bước này, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành khai báo bằng cả 2 hình thức Online và nộp hồ sơ giấy.
Tiến hành kiểm tra nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngoài việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP còn giúp đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng sữa bột được thực hiện như thế nào?
- Về thời gian đăng ký: Tiến hành song song với đăng ký và khai báo kiểm dịch động vật. Doanh nghiệp bắt buộc tiến hành thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cơ quan kiểm tra: Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện bởi bên thứ 3 do cơ quan nhà nước chỉ định (Quatest 1, Vinacontrol,…).
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm gồm có:
- Đơn đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm
- Bản sao tự công bố sản phẩm
- Bản sao Vận đơn
- Bản sao hoá đơn
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Thời gian hoàn tất thủ tục nhanh chóng từ 2 – 3 ngày làm việc.
Các bước làm thủ tục thông quan mặt hàng sữa bột
Giống như hầu hết các mặt hàng khác, thủ tục nhập khẩu sữa bột cần 4 bước dưới đây. Tuy nhiên, riêng với sữa bột, bạn cần hết sức lưu ý về chứng từ nhập khẩu.
- Bước 1: Khai báo Hải quan trên hệ thống Hải quan VNACCS/VCIS
- Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải quan gồm các chứng từ:
- Hóa đơn thương mại
- Hợp đồng mua bán ngoại thương
- Danh mục đóng gói hàng hóa
- Chứng nhận xuất xứ sản phẩm
- Tự công bố sản phẩm
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng
- Kết quả của kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Chứng nhận kiểm dịch động vật.
- Bước 3: Mở tờ khai Hải quan
- Luồng xanh: Được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và hàng hoá thực tế. Hàng hoá được hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang Bước 4.
- Luồng vàng: Yêu cầu kiểm tra hồ sơ Hải quan.
- Luồng đỏ: Yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Bước 4: In tờ khai thông quan để được lấy hàng
5. Cần lưu ý gì khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột về Việt Nam?
Nhìn chung, trong suốt quá trình làm thủ tục nhập khẩu sữa bột nước ngoài vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Chứng từ có thể tái sử dụng: Các chứng từ như Tự công bố sản phẩm, kết quả kiểm định, bạn có thể sử dụng lại cho lô hàng tiếp theo. Bởi bảng Tự công bố sản phẩm khi làm tốn khá nhiều chi phí, nên hãy hết sức lưu ý vấn đề này để tối ưu hóa ngân sách.
- Các loại giấy tờ, chứng từ đi kèm với lô hàng: Phải có Health Certificate để dùng cho bước kiểm dịch khi hàng cập cảng.
- Ưu đãi từ giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ: Đối với những khu vực, quốc gia như châu Âu, Hàng Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… khi sữa bột được nhập từ những nước này và có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ thì có thể nhận được ưu đãi thuế nhập khẩu từ 5 – 10%.
6. Điều kiện lưu kho sữa bột tốt nhất
Sau khi lô hàng đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu sữa bột và được thông quan, bạn tiến hành vận chuyển hàng hóa về kho lưu trữ để bảo quản. Đối với sản phẩm sữa bột cần hết sức chú ý đến điều kiện bảo quản để đảm bảo độ an toàn về sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Sữa bột cần được bảo quản trong điều kiện khô thoáng, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lý tưởng nhất là trong điều kiện nhiệt độ mát và ổn định dưới 25 độ C, độ ẩm không được quá cao (dưới 50%).
Nếu bạn đang tìm kiếm nơi lưu kho hàng hoá sữa bột, hãy tham khảo dịch vụ cho thuê kho mát của SEC Warehouse. Chúng tôi cho thuê kho mát với diện tích đa dạng tùy theo nhu cầu khách hàng và đảm bảo điều kiện lưu trữ ổn định với nhiệt đồ từ 18 – 25 độ C, độ ẩm dưới 50%. Và đặc biệt, dành tặng khách hàng 40% cước vận chuyển khi sử dụng trọn gói dịch vụ vận chuyển và thuê kho SEC Warehouse. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0901 86 87 86 – (028) 3776 0700 để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết.
7. Kết luận
Trên đây là một số thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu sữa bột từ nước ngoài về Việt Nam. Hy vọng, những chia sẻ của SEC Warehouse sẽ giúp ích cho bạn đọc, đặc biệt là những ai đang có ý định nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng này. Đừng quên theo dõi Website của chúng tôi để tiếp tục cập nhật kiến thức xuất nhập khẩu mới nhất và kinh nghiệm lưu kho hữu ích.