Trong hoạt động xuất nhập khẩu bạn sẽ bắt gặp khái niệm Commercial Invoice. Vậy Commercial Invoice là gì? Chức năng, nội dung như thế nào? Cùng SEC Warehouse tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Commercial Invoice là gì?
Commercial Invoice hay còn gọi hóa đơn thương mại là chứng từ thương mại bản do người bán phát hành cho người mua, trong đó bao gồm chi phí người mua/nhà nhập khẩu phải trả cho nhà cung cấp/xuất khẩu.
Tham khảo thêm: Proforma Invoice là gì? Các thông tin cần biết về hoá đơn chiếu lệ
2. Chức năng chính của hoá đơn thương mại
Các chức năng chính mà hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) bao gồm có:
Chức năng thanh toán
Đây là chức năng chính của hóa đơn thương mại dùng sử để thanh toán. Là chứng từ hợp pháp để bên bán hàng đòi tiền từ bên mua. Trên hóa đơn thương mại sẽ ghi chi tiết các nội dung liên quan đến tiền như tổng giá bằng số và chữ, giá của từng mặt hàng, đơn vị, loại tiền… và có đầy đủ con dấu, chữ ký để chắc chắn các nghĩa vụ thanh toán.
Chức năng khai giá hải quan
Trên hóa đơn thương mại sẽ thể hiện giá là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu (có thể khai bổ sung thêm chi phí khác). Một số thông tin khác như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn dùng để khai báo tờ khai điện tử.
Chức năng tính số tiền bảo hiểm
Cũng giống như khai giá hải quan, giá trên hóa đơn thương mại được dùng để làm cơ sở tính số tiền bảo hiểm.
3. Nội dung cần có của một hóa đơn thương mại
Commercial Invoice cần thể hiện được đầy đủ các nội dung như sau:
- Người mua (Buyer/Importer): Tên công ty, địa chỉ, Email, số điện thoại (SĐT), Fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng người nhập khẩu.
- Người bán (Seller/Exporter): Tên công ty, địa chỉ, Email, SĐT , Fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng người xuất khẩu.
- Số Invoice: Tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định.
- Ngày Invoice: Ngày ký hợp đồng, trước ngày xuất khẩu hàng hóa (Ngày vận đơn – Bill of Lading).
- Phương thức thanh toán (Terms of Payment): Thanh toán chuyển tiền T/T, Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C, thanh toán nhờ thu chứng từ D/A, D/P….
- Mô tả chi tiết sản phẩm: Tên sản phẩm, cấp hạng, chất lượng, mã hiệu, số hiệu, ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nước xuất khẩu, số mã hiệu bao gói hàng hóa.
- Nước xuất xứ hàng hóa: Nhằm xác định hàng hóa đó xuất xứ từ quốc gia nào, ví dụ: Vietnam, China,…
- Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá hóa đơn hàng xuất khẩu, số tiền ghi bằng số và chữ, mệnh giá là đồng tiền chung của 2 bên.
- Điều kiện Incoterms: Ghi cùng với địa điểm cụ thể của bên xuất khẩu, ví dụ: CIF HN, Vietnam…
- Ngoài ra trên Commercial Invoice có thể có các thông tin khác: POL – cảng xếp hàng/ POD – cảng dỡ hàng, tên tàu/số chuyến, Destination – Đích đến, thường hay trùng với POD…hay giảm giá, chiết khấu,…ghi kèm.
4. Lưu ý khi sử dụng Commercial Invoice
- Hóa đơn thương mại không thể hiện rõ điều kiện giao hàng như FOB (kèm tên cảng xuất) hay CIF (kèm tên cảng nhập).
- Bên xuất khẩu hàng hóa bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng và cũng không ghi những chi phí phát sinh tiếp theo.
- Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn thương mại chỉ ghi giá thực thu mà không thể hiện số tiền được chiết khấu.
- Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu các thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt hàng vào cùng một loại,…
- Hóa đơn thương mại là chứng từ quan trọng kết hợp với các chứng từ khác như hợp đồng, vận đơn trong việc khai báo thuế, làm thủ tục hải quan, tính phí bảo hiểm nên các thông tin được khai báo trên hóa đơn thương mại phải trùng khớp tuyệt đối với các loại giấy tờ khác.
Hóa đơn thương mại có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hỵ vọng bài viết trên của SEC Warehouse đã giúp bạn hiểu rõ thông tin về hoá đơn thương mại (Commercial Invoice). Và đừng quên theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật nhưng thông tin hữu ích về kinh nghiệm lưu kho và kiến thức xuất nhập khẩu nhé!