Nếu bạn đang làm việc hoặc học tập liên quan lên ngành xuất khẩu thì sẽ bắt gặp cụm từ khu phi thuế quan. Vậy có bao giờ bạn có hiểu khái niệm về khu phi thuế quan là gì? Và các thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan như thế nào không? Hãy tham khảo bài viết sau của SEC Warehouse để tìm hiểu chi tiết sau đây nhé!
Các nội dung chính của bài viết
1. Khu phi thuế quan là gì?
Theo Wikipedia, Khu phi thuế quan (tiếng Anh là Non- tariff zones) là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Khu phi thuế quan được phân chia thành 2 khu vực như sau:
– Khu phi thuế quan bao gồm:
- Khu chế xuất, Doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp.
- Các Khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
– Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:
- Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do.
- Các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.
2. Các đối tượng và hoạt động trong khu phi thuế quan:
2.1 Các đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan:
- Thương nhân Việt Nam.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của Thương nhân Việt Nam.
- Nhà đầu tư theo quy định của Pháp luật về đầu tư.
2.2 Các hoạt động diễn ra trong khu phi thuế quan:
Trong khu phi thuế quan các hoạt động diễn ra như sau bao gồm:
- Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
Các hoạt động quy định nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Xem thêm: Kho ngoại quan là gì? Và các nội dung liên quan kho ngoại quan
3.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kèm bộ chứng từ như một hàng hoá xuất nhập khẩu thông thường như sau: Hóa đơn thương mại, Chi tiết đóng gói, Vận đơn đường biển, Chứng nhận xuất xứ, Chứng nhận chất lượng…
Bước 2: Đăng ký tờ khai xuất khẩu từ khu phi thuế quan và thực hiện các công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC, cụ thể.
Đối với hàng hóa đã phê duyệt độc lập
a.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế đã thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập. Sau khi tập kết hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container theo mẫu (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh sách hàng hóa (đối với hàng hóa khác) hoặc là thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (đối với khu vực cảng biển, cảng hàng không, kho hàng không kéo dài) hoặc cơ quan hải quan tại cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế; cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
- Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi hàng hóa đã vào khu vực giám sát, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm
- Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan, giải phóng hàng.
Đối với hàng hóa đã thông quan tại Chi cục Hải quan
a.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế đã thông quan, giải phóng hàng tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển để xuất trình cho hải quan cửa khẩu xuất. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra xác nhận, người khai hải quan thực hiện công việc theo quy định tại điểm 1 khoản này; khóa học về tài chính
Đối với hàng hóa do Chi cụ Hải quan kiểm tra
a.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì sau khi hàng hóa được thông quan, giải phóng hàng, người khai hải quan thực hiện theo điểm a.1 trên đây;
Đối với doanh nghiệp chưa có hệ thống CNTT
a.4) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan hải quan;
Trường hợp xuất cảnh 1 phần lô hàng
a.5) Trường hợp tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh, phần còn lại sẽ được thực xuất lên phương tiện vận tải khác thì người vận chuyển có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để tiếp tục giám sát số hàng còn lại đến khi thực xuất hết.
-Bước 3: Thực hiện khai báo hải quan trên hệ thống thông quan điện tử, tại trụ sở cơ quan hành chính của chi cục Hải quan.
Thời hạn giải quyết
– Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan năm 2014.
– Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định. Thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và thời gian chờ đợi như sau:
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
Các trường hợp
– Nếu trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất hà nội
– Nếu trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
Mong rằng bài viết này mà SEC Warehouse gửi đến với các bạn về khu phi thuế quan là gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan. Chúc các bạn sẽ nắm được các thông tin một có thể thực hiện một cách nhanh chóng nhất trong việc làm thủ tục hải quan tại khu phi thuế quan nhé.